Nghệ An như miền Trung thu nhỏ. Nắng đến bỏng rát, mưa thì thối đất. Trận lũ lụt vừa qua do mưa lớn từ hoàn lưu bão số 9 gây ra khiến người dân vốn dĩ đã khổ nay còn “dằn vặt” hơn.
Chúng tôi về rốn lũ Thanh Chương, chưa lúc nào thấy lòng mình quặn thắt đến vậy. Xóm làng tiêu điều, bầy trẻ nheo nhóc nép mình bên vách nhà chờ nước rút để được đến trường. Trên khuôn mặt của người dân quê nhút (món dưa muối làm từ trái mít non), họ chờ… chờ ngày nắng lên để bắt đầu lại nhịp sống thường ngày.
“Nước lên nhanh quá, gia đình tôi không kịp trở tay, cố gắng “vùng vẫy” thoát khỏi dòng nước lũ đang cuồn cuộn len lỏi vào nhà. Trong chốc lát, nước đã chạm tới nóc nhà. Tôi nghe tiếng kêu cứu khắp nơi. Kinh hoàng anh chị à”, chị Ngũ Chị Hòa (khối 4A, thị trấn Thanh Chương) kể lại.
Chúng tôi đi hết các xã bị ngập lụt trước đó, hiện nước đã rút, nhưng mọi thứ còn ngập trong bùn lầy. Người chết, mất tích, bầu trời xám xịt. Vừa mới gieo trồng cây cối, chăn thả con cá, đàn gà…, tất cả đều biến mất trong chốc lát.
Dừng chân tại Thanh Mỹ, Thanh Hà và một số xã của huyện Thanh Chương, chẳng khó để bắt gặp hình ảnh các tổ chức, cá nhân, các mạnh thường quân trao tận tay các hộ bị thiệt hại nặng nề trong trận lũ lụt vừa rồi. Tất cả được gói ghém cẩn thận trong "bọc tình thương", trao tận tay những người dân vùng rốn lũ.
Thị trấn Thanh Chương nước vừa rút. Chúng tôi tìm đến nhà ông Xin, bà Nhơn tại khối 4A, một trong những hộ khó khăn nhất của thị trấn. Nhà ven sông, chật hẹp, chỉ có chiếc giường tạm kê để nằm.
Bà Nguyễn Ngọc Điệp, Phó chủ tịch UBND thị trấn Thanh Chương, kể lại: “Trận lũ vừa rồi, nước lên nhanh, ông Xin mắc bệnh nặng, nằm một chỗ, không thể đi lại được, bà Nhơn thì tai không nghe rõ cùng với đứa cháu nhỏ mới học lớp 1. Chỉ sau một đêm, nước đã chạm nóc nhà ông bà, đồ đạc cứ vậy trôi theo dòng nước lũ, chỉ kịp sơ tán người”.
Bà Nhơn rơm rớm nước mắt: “Chúng tôi thì đã già, ông bệnh tật nằm một nơi, lại còn đang phải cưu mang đứa cháu nhỏ. May thay, vừa rồi nhờ có sự giúp đỡ của mọi người nên chúng tôi mới có gạo ăn, chỉ cần có gạo là chúng tôi an tâm rồi chứ thức ăn có thứ gì ăn thứ nấy”.
Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương Trình Văn Nhã cho hay: “Chủ trương của huyện và ban chỉ huy các xã là, nước rút đến đâu thì vệ sinh, lau chùi nhà cửa, trường học, trạm y tế đến đó. Đồng thời, lập các đội thanh niên tình nguyện giúp các gia đình chính sách, già cả, neo đơn lau chùi nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh. Cùng với đó, thành lập 2 tổ tiếp đón hàng cứu trợ từ mọi miền Tổ quốc.
Hiện, cuộc sống của bà con đã dần đi vào ổn định, tập trung chuẩn bị sản xuất vụ đông để đảm bảo cuộc sống trước mắt. Nơi nào nước chưa rút hết, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát, hỗ trợ để bà con sớm có cuộc sống ổn định”.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.