Từ đầu năm 2022 đến nay, giá lúa mì trên thế giới đã tăng hơn 60%. Các chuyên gia cho biết giá lúa mì tăng do xung đột giữa Nga và Ukraine, hai quốc gia cung cấp gần 1/3 lượng lúa mì xuất khẩu trên toàn cầu.
Giá lúa mì tăng lên mức kỷ lục trong 2 tháng qua khi các nhà sản xuất lớn như Nga, Kazakhstan và Ấn Độ ngưng xuất khẩu để bảo vệ thị trường nội địa. Điều này đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng mất an ninh lương thực cũng như nguy cơ về cuộc chiến lúa mì giống như cuộc chiến nhiều mặt hàng thương mại khác trong quá khứ.
Từ đầu năm 2022 đến nay, giá lúa mì trên thế giới đã tăng hơn 60%. Các chuyên gia cho biết giá lúa mì tăng do xung đột giữa Nga và Ukraine, hai quốc gia cung cấp gần 1/3 lượng lúa mì xuất khẩu trên toàn cầu.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu về Triển vọng kinh tế và Thông tin quốc tế của Pháp, với hơn 41 triệu ha đất canh tác, Ukraine là một trong 5 nhà sản xuất, xuất khẩu của thế giới và 75% thu hoạch lúa mỳ hàng năm của nước này là dành cho xuất khẩu.
Với hơn 44 triệu dân, một mình Ukraine đủ sức nuôi sống đến 2 tỷ người, chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu lúa mạch toàn cầu. Tuy nhiên, thế giới đang đứng trước một nghịch lý, vì chiến sự, hàng chục triệu tấn nông sản bị kẹt ở Biển Đen khiến lúa mì và ngũ cốc không thể đến tay khách hàng, trong lúc một phần dân số thế giới không được đáp ứng đủ nhu cầu lương thực theo ngày.
Phát biểu tại diễn đàn kinh tế Davos, Giám đốc Chương trình lương thực thế giới David Beasley nhấn mạnh, việc đóng cửa các cảng biển ở Ukraine là một "lời tuyên chiến đối với an ninh lương thực toàn cầu".
“Trước khi xảy ra cuộc chiến tại Ukraine, tôi đã nói rằng, chúng ta đang gặp khủng hoảng lương thực và đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ 2. Và bây giờ, vì cuộc khủng hoảng này, chúng ta đang lấy thức ăn từ người đói để cung cấp cho người chết đói. Đó là một cuộc khủng hoảng toàn diện, đe dọa an ninh lương thực toàn cầu” - Giám đốc Chương trình lương thực thế giới David Beasley cho biết.
Trước tình hình này, Liên hiệp quốc đề nghị các nước không dừng xuất khẩu ngũ cốc, đồng thời cảnh báo nguy cơ 2 tỷ người rơi vào thiếu đói nếu thị trường xuất khẩu lương thực vẫn ảm đạm như hiện nay. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc - Antonio Guterres đã kêu gọi cho phép tiếp cận đầy đủ và không bị cản trở đối với thực phẩm và phân bón của Nga tại các thị trường trên thế giới.
Ngoài ra, ông Guterres cũng bày tỏ hy vọng đạt được các thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine. "Nga phải cho phép xuất khẩu ngũ cốc an toàn và đảm bảo tại các cảng của Ukraine. Có thể khai thác các tuyến đường vận chuyển khác thay thế, ngay cả khi chúng ta biết rằng làm được điều này thì cũng không đủ sức giải quyết vấn đề Và thực phẩm và phân bón của Nga phải được tiếp cận không hạn chế để có thể đến được các thị trường thế giới mà không gặp trở ngại. Tôi đã tiếp xúc nhiều với các cấp lãnh đạo cấp cao của Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Liên minh châu Âu và một số quốc gia quan trọng khác trao đổi về vấn đề này. Tôi hy vọng, với sự thiện chí của tất cả các bên để có thể đạt được một thỏa thuận trọn gói".
Theo các nhà phân tích, các nhà sản xuất lương thực khác có thể cứu thị trường thế giới khỏi cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như Mỹ và Canada, các nước xuất khẩu lần lượt 26 và 25 triệu tấn lúa mì mỗi năm, tương đương khoảng 25% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại các nhà sản xuất lúa mì lớn trên thế giới khó có thể chia sẻ ngũ cốc với những quốc gia có nhu cầu, bởi họ cũng sẽ phải ưu tiên an ninh lương thực của chính quốc gia mình./.
Theo Anh Tuấn/VOV1
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.