Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 21 tháng 2 năm 2019 | 17:52

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn trong mùa lễ hội

Hiện, đang là những tháng ngày cao điểm của lễ hội, chỉ tính riêng trên địa bàn TP Hà Nội đến nay đã có hơn 300 lễ hội đã và đang diễn ra.

Hiện nay đang là những tháng ngày cao điểm của lễ hội, chỉ tính riêng trên địa bàn TP Hà Nội đến nay đã có hơn 300 lễ hội đã và đang diễn ra. Lễ hội là nơi tập trung đông người, nhu cầu ăn uống là lẽ đương nhiên, nhưng việc bán thức ăn, nước uống cho du khách không đảm bảo an toàn VSTP hiện nay đang là nguy cơ của ngộ độc thực phẩmlà không tránh khỏi.
 
Đồ ăn, thức uống bày bán không đảm bảo vệ sinh
 
Dạo qua các lễ hội đã diễn ra và đang diễn ra trên địa bàn các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là những lễ hội lớn và thời gian kéo dài ở các địa phương như lễ hội chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Tam Chúc (Hà Nam), chùa Bái Đính (Ninh Bình)… những lễ hội văn hóa truyền thống của các xã huyện.
 
Ngoài việc có số lượng lớn du khách đến tham quan địa danh, tìm hiểu những giá trị văn hóa, giá trị tâm linh thì cũng có không ít các hộ kinh doanh đồ ăn, thức uống để phục vụ cho nhu cầu của du khách.
 
dsc_2192.JPG
Thực phẩm được bày bán không hề được che đậy
 
Các hộ kinh doanh đồ ăn thức uống này có thể là những cửa hàng ăn uống lớn, có không gian để cho thực khách sau khi tham quan, vãn cảnh chùa chiền ngồi nghỉ ngơi, ăn uống, bên cạnh đó có không ít những hàng quán kinh doanh nhỏ lẻ trên trục đường hành hương của du khách.
 
Điều đập vào mắt tất cả các du khách khi hành hương đến tham quan và tham dự các lễ hội được tổ chức ở đây, mặc dù trước khi diễn ra lễ hội chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đã có những phỏ biến, quán triệt cho các đối tượng kinh doanh nhà hàng, cửa hàng ăn uống, quán ăn nhỏ… về việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là những cửa hàng ăn uống, quán ăn không đảm bảo vệ sinh.
 
chùa-hương.jpg
Đoàn kiểm tra của TP Hà Nội kiểm tra các cửa hàng ăn uống tại Chùa Hương
 
Tại Hà Nội ngày 12-2, Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP số 1 của thành phố Hà Nội do ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại Lễ hội đền Sóc (huyện Sóc Sơn). Tại thời điểm kiểm tra, 3/9 cơ sở kinh doanh ăn uống tại khu vực lễ hội chưa xuất trình đầy đủ giấy tờ liên quan đến bảo đảm ATTP theo quy định. Một số hộ bán bún, phở không có tủ kính, thức ăn ăn sống, chin vẫn để lẫn lộn trên mặt bàn…
 
Sáng 14-2, Đoàn kiểm tra liên ngành An toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội đã tiến hành kiểm tra 3 nhà hàng ăn uống tại lễ hội Chùa hương, qua đó phát hiện nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm. Cụ thể, 3/3 nhà hàng đều thực hiện bảo quản thực phẩm không đúng quy định, 2/3 nhà hàng vệ sinh bát ăn không đạt yêu cầu, 2/3 nhà hàng chưa xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm. Ông Trần Văn Chung đã yêu cầu lập biên bản xử lý vi phạm nhà hàng Doanh Hạnh và nhà hàng Năm Thành.
 
Nguy cơ ngộ độc rất cao
 
Với kiểu thời tiết nóng lạnh bất thường vừa qua, đặc biệt là thời tiết trong những ngày Tết và sau Tết, nhiệt độ ở trong nhà và ngoài trời tăng rất cao, đây là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển trên thực phẩm.
 
Việc các cơ sở kinh doanh ăn uống tại các lễ hội lớn, lễ hội truyền thống ở các địa phương không tuân thủ các điều kiện bảo quản thực phẩm sẽ là một trong những nguy cơ và nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
 
dsc_2188.JPG
Nguy cơ ngộ độc rất cao từ việc ăn, uống thức ăn không đảm bảo VSTP
 
Mặc dù đã có những quy định pháp luật về việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình kinh doanh, nhưng các chủ nhà hàng ăn uống, các quán hàng nhỏ bất chấp, hoặc coi thường tính mạng và sức khỏe của thực khách và người tiêu dùng vẫn bày bán thức ăn không hề có sự che đậy hay bảo quản.
 
Các cơ quan chức năng mặc dù đã tiến hành tổ chức rất nhiều đoàn kiểm tra về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tại các lễ hội, nhưng xem ra với mức xử phạt hành chính quá nhẹ như hiện nay cũng không thấm tháp gì với lợi nhuận thu được trong những ngày diễn ra lễ hội, chính vì vậy những cửa hàng kinh doanh ăn uống vẫn coi thường.
 
oàn-kt-attp-bộ-y-tế-và-sở-yte-nam-định-tại-đền-trần.jpg
Kiểm tra thường xuyên là trách nhiệm của các cơ quan chức năng
Nếu không có những biện pháp mạnh mẽ, không kiểm tra thường xuyên đối với hoạt động kinh doanh nhà hàng ăn uống, đặc biệt là các nhà hàng ăn uống tại các lễ hội lớn thì việc bỏ qua các khâu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ là một nguy cơ rất cao về ngộ độc thực phẩm tại các lễ hội.
 
Du khách thập phương ở khắp mọi miền đất nước mong muốn khi đi du xuân, vãn cảnh và thăm các địa danh lịch sử, địa danh tâm linh gắn với sự phát triển cả Dân tộc được bảo đảm một cách tuyệt đối về sức khỏẻ, không bị ngộ độc do sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Đây không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, chính quyền sở tại mà còn là trách nhiệm của tất cả mọi người và đặc biệt là trách nhiệm, uy tín của các nhà hàng ăn uống tại những địa điểm lễ hội này.
 
Mong một mùa lễ hội không có những điều đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.
 
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top