Khi sử dụng những loại rượu rẻ tiền, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, người tiêu dùng sẽ có nguy cơ ngộ độc rất cao. Bởi hầu hết các loại rượu này đều được pha cồn công nghiệp, pha tạp chất bán cho người lao động.
Kết quả xét nghiệm các bệnh nhân đều có nồng độ methanol trong máu, cao nhất là 404,82 mg/dl (trong khi ngưỡng gây ngộ độc là 50mg/dl)
Trong khi đó, Bệnh viện Thống Nhất tiếp nhận đến 12 ca ngộ độc methanol chỉ trong vòng 1 tháng. Hầu hết nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, tổn thương tim mạch, giãn huyết áp. 6 ca trong số đó đã tử vong, đa số là lao động nghèo.
Theo Bác sĩ CKII Đỗ Quốc Hùng, Trưởng khoa Cấp cứu, chỉ trong tuần đầu tháng 10, khoa tiếp nhận 9 ca ngộ độc rượu. Riêng ngày 7/10 ghi nhận 4 trường hợp. Điểm chung là các bệnh nhân đều mua rượu uống tại các tiệm tạp hóa nhỏ, dù đang trong thời gian dịch bệnh.
Không chỉ có TP Hồ Chí Minh có những ca ngộ độc rượu xảy ra trong thời gian đầu tháng 10 vừa qua, ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước vẫn thường xuyên xảy ra những vụ ngộ độc rượu, nhất là vào những thời điểm lễ, tết, tiệc cưới hoặc ma chay. Có nhiều vụ ngộ độc rượu dẫn đến tử vong đã xảy ra, do rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí rượu được pha bằng hóa chất.
Triệu chứng ngộ độc rượu
Rượu là một dạng ethanol (rượu ethyl) được tìm thấy trong đồ uống có cồn, nước súc miệng, chiết xuất nấu ăn, một số loại thuốc và một số sản phẩm gia dụng.
Không giống như thực phẩm khác - phải mất nhiều giờ để tiêu hóa, rượu được cơ thể hấp thụ nhanh chóng. Đồng thời, phải mất nhiều thời gian hơn để cơ thể loại bỏ lượng cồn bạn đã uống. Hầu hết rượu được xử lý (chuyển hóa) tại gan. Khi uống càng nhiều rượu, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn, nguy cơ ngộ độc rượu càng cao. Ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi người lớn hoặc trẻ em vô tình hoặc cố ý uống các sản phẩm gia dụng có chứa cồn.
Các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc rượu bao gồm:
Động kinh.
Nhiệt độ cơ thể thấp (hạ thân nhiệt).
Bất tỉnh, gọi hỏi không biết.
Co giật.Ngộ độc rượu là một trường hợp khẩn cấp vì vậy khi bạn nghi ngờ rằng ai đó bị ngộ độc rượu - ngay cả khi bạn không thấy các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp - hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Nếu trong tình trạng nhẹ, người bệnh không tự đi lại một mình, không tự lái xe, không vận hành máy móc hay lao động khác. Nên cho người bệnh ăn đủ: các chất tinh bột (cơm, cháo, mỳ,...) hoặc cho uống nước đường. Khi nằm ngủ, đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng, đầu và vai cao hơn, giữ ấm và có người theo dõi (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết).
Dưới đây là một số cách để sơ cứu người bệnh:
Gọi cấp cứu và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu bạn biết về loại và lượng rượu mà người đó đã uống hãy cung cấp cho bệnh viện hoặc y tá cấp cứu. Đây là thông tin hữu ích để bác sĩ giúp người bệnh sống sót và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Đừng để người bất tỉnh ở một mình, vì ngộ độc rượu ảnh hưởng đến cách hoạt động của phản xạ bịt miệng, người bị ngộ độc rượu có thể bị nghẹn do nôn mửa và không thể thở được. Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, đừng cố làm cho bệnh nhân nôn mửa vì có thể gây sặc đường thở.
Hãy giúp đỡ khi bệnh nhân có biểu hiện nôn bằng cách cố gắng giữ anh ấy hoặc cô ấy ngồi lên. Nếu người đó phải nằm xuống, hãy chắc chắn quay đầu sang một bên - điều này giúp ngăn ngừa nghẹt thở. Cố gắng giữ cho người tỉnh táo để tránh mất ý thức.
Khi bệnh nhân có dấu hiệu thở yếu, ngừng thở hãy hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện và điều kiện có tại chỗ. Quan sát kỹ người bệnh, nếu thở yếu, ngừng thở hoặc tím tái thì hô hấp nhân tạo.
Không để người bệnh ngã hoặc va đập vào các vật cứng, không cho các vật cứng vào miệng.
Để tránh những vụ việc đáng tiếc do ngộ độc rượu xảy ra, các cơ quan chức năng cần kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những cơ sở kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, những cơ sở chế biến rượu sử dụng tạp chất hoặc cồn để pha chế thành rượu, cung cấp cho thị trường.