Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 1 năm 2018 | 4:53

NHCSXH huyện Bố Trạch: 15 năm đồng hành cùng người nghèo

Với mục tiêu “Vì hạnh phúc của người nghèo - vì an sinh xã hội”, NHCSXH huyện Bố Trạch (Quảng Bình) luôn đồng hành và triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có thêm nguồn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên quê hương...

Hiện, NHCSXH huyện Bố Trạch đang triển khai cho vay 15 chương trình tín dụng với tổng dư nợ trên 442 tỷ đồng,  79.537 lượt hộ được vay vốn. Đã tạo việc làm cho trên 30.000 lao động; 41.029 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn; 2.496 lao động vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; 10.970 học sinh, sinh viên có điều kiện theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; 12.607 lượt hộ  vay vốn để xây dựng 25.000 công trình nước sạch và công trình vệ sinh; 3.978 lượt hộ gia đình vay vốn SXKD tại vùng khó khăn; 1.772 hộ vay vốn hỗ trợ làm nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg; 312 hộ vay vốn làm nhà ở phòng tránh bão, lũ theo Quyết định 48/QĐ-TTg, giải quyết được gần 70% số hộ có nhà ở dột nát, không đảm bảo an toàn khi mùa mưa lũ về, đóng góp tích cực vào việc giải quyết an sinh xã hội trên địa bàn...

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, NHCSXH huyện phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã và các hội, đoàn thể thường xuyên kiểm tra, giám sát, bảo đảm vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận vốn vay nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập.

Những con số ấn tượng ấy đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 24,0% (năm 2005) xuống còn 7,44% (năm 2017) theo chuẩn mới và cơ bản không còn hộ đói, không còn hộ ở nhà tạm. Để phấn đấu giảm nghèo bền vững, năm 2018, huyện Bố Trạch đặt ra chỉ tiêu giảm nghèo trong năm là 1,8%, đưa tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2018 còn 5,64%.      

Đồng bào DTTS vùng cao xã Thượng Trạch nhận vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.

Vốn ưu đãi đã giúp gia đình anh Đinh Cất ở bản A Rem, xã Tân Trạch đầu tư chăn nuôi bò hiệu quả.

Năm 2013, gia đình chị Y Quyết, người Ma Coong, ở bản Cà Roòng1, xã Thượng Trạch được vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo để chăn nuôi dê, nay đã thoát nghèo, có thu nhập cao.

Gia đình chị Trần Thị Tú ở thôn 9, xã Hưng Trạch vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo để nuôi trâu, phục vụ công việc cày kéo cho gia đình và hỗ trợ bà con trong vùng sản xuất.

Nhiều hộ gia đình tại xã Hưng Trạch được vay vốn để xây nhà ở phòng tránh bão, lũ.

Gia đình ông Hoàng Văn Thái ở thôn Xuân Tiến, xã Sơn Trạch được vay 50 triệu đồng chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn. Có vốn, anh đầu tư nuôi 03 lồng cá trắm, cá chình, có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm gia đình đã thoát nghèo.

Được vay 30 triệu hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn để mở cửa hàng bán đồ lưu niệm ở khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, gia đình bà Nguyễn Thị Nhị (xã Sơn Trạch) mong muốn được vay thêm vốn ưu đãi để có điều kiện bán thêm các mặt hàng lưu niệm khác phục vụ khách du lịch.

Gia đình anh Nguyễn Văn Phi ở thôn Xuân Tiến, xã Sơn Trạch vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi để đóng thuyền chở khách du lịch tham quan Động Phong Nha.

P.V

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top