Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 6 năm 2021 | 21:38

Nỗ lực tiêu thụ nông sản trong dịch bệnh Covid-19

Tại Hà Nam, HTX thủy sản Sông trong ao Hải Đăng đã mở hướng đi mới cho mình.

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã và đang gây nhiều tác động đến các hoạt động mua bán, kinh doanh, phân phối, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung, các tỉnh thành nói riêng. Tại Hà Nam, HTX thủy sản Sông trong ao Hải Đăng đã mở hướng đi mới cho mình.
 
 

 Mô hình nuôi cá sông trong ao của HTX thủy sản Sông trong áo Hải Đăng

 

Năm 2019, HTX thủy sản Sông trong ao Hải Đăng xã Thanh Sơn đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá theo công nghệ “Sông trong ao” với quy mô 1,6 ha mặt nước với 3 bể nuôi. Tại mỗi bể được nuôi từng loại cá gồm: Rô phi đơn tính đực, trắm cỏ và chép lai. Việc nuôi thủy sản theo công nghệ “Sông trong ao" giúp HTX quản lý tốt hơn được nguồn con giống, dịch bệnh, thức ăn; nguồn nước luôn được làm sạch, không bị ô nhiễm, nhờ đó nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản.
 

 Cá thương phẩm được nuôi ở mô hình sông trong ao thịt ngon và chắc

 

Đặc biệt, trong nuôi cá theo công nghệ này là người nuôi phải tạo “Sông trong ao". Theo đó, mỗi bể nuôi cá có đáy thảm bê tông cứng, máy tạo sóng, máy sục khí, máy quạt nước, máy hút chất thải đáy… Các máy này liên tục hoạt động 24/24 giờ tạo thành trục sông có tường bê tông ngăn nước. Trong sông có sóng và dòng chảy tuần hoàn, nước luôn lưu chuyển khắp ao bảo đảm điều kiện sống tối ưu cho cá. Những chiếc máy bơm tạo dòng chảy tuần hoàn giúp cá trong bể hình thành thói quen vận động và bơi ngược dòng liên tục.
 

 Khu nhà giới thiệu sản phẩm và cũng để khách hàng tham quan mô hình, thưởng thức các sản phẩm của HTX.

 

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc HTX thủy sản Sông trong ao Hải Đăng cho biết: Do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương việc đi lại thông thương hàng hóa gặp không ít khó khăn, nhiều nhà khàng khách sạn cũng tạm thời đóng cửa nên sản phẩm của hợp tác xã tiêu thụ rất chậm. Ông Hiếu còn chia sẻ cá nuôi theo công nghệ “Sông trong ao" bảo đảm chất lượng, nhưng nếu bán ngoài thị trường tự do cho thương lái theo kiểu truyền thống giá sẽ thấp, lại bị lẫn với những sản phẩm nuôi bình thường khác mà các bếp ăn trong các khu trong khu công nghiệp cũng không dám nhập vì giá thành cao.
 
Mặc dù các cấp các ngành đã tạo mọi điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh nhưng việc tiêu thụ sản phẩm vẫn còn ở mức kiêm tốn, vì dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp việc xúc tiến thương mại để đưa sản phẩm xuất khẩu cũng như đưa vào các chuỗi siêu thị vẫn không thể thực hiện được. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng trên Hội đồng quản trị HTX thủy sản sông trong ao Hải Đăng bàn giải pháp trực tiếp chế biến nguồn nguyên liệu cá tự nuôi thành các sản phẩm như: Ruốc cá, chả cá và cá kho mang nhãn hiệu của HTX.
 

 Để tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm của mình, HTX thủy sản Sông trong ao Hải Đăng đã mở cửa hàng tại chợ Thi Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng

 

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc HTX thủy sản Sông trong ao Hải Đăng cho biết: Việc hình thành chuỗi sản xuất, chế biến khép kín của HTX hướng đến nâng cao giá trị sản xuất, đồng thời cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm thủy sản bảo đảm chất lượng. Hiện sản phẩm của HTX đã được tiêu thụ tại chợ Thi Sơn(xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng), 178 đường Lê Công Thanh(TP. Phủ Lý), trong thời giân tới tiếp tục mở thêm cửa hàng ở một số địa phương khác. Ông Hiếu còn cho biết HTX đã thành lập Website: Hieuca.com.vn để giới thiệu sản phẩm của HTX các khách hàng có thể tìm hiểu thông tin, chất lượng, giá cả sản phẩm đồng thời cũng để liên hệ đặt sản phẩm.
 

Để tiêu thụ đồng thời giới thiệu sản phẩm của mình, HTX thủy sản Sông trong ao Hải Đăng đã mở cửa hàng tại 178 đường Lê Công Thanh, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 

 

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam: Sản xuất thủy sản trong tỉnh vẫn duy trì ổn định, tổng diện tích ước đạt 5.850ha. Tổng số lồng chăn nuôi thủy sản là 590 lồng với thể tích khoảng 78.300 m3. Sản suất gặp nhiều khó khăn do giá thức ăn thủy sản tăng rất cao (trung bình tăng khoảng 4.000 đ/kg so với cùng kỳ năm trước, 2.000-3.000 đ/kg so với tháng 12/2020), trong khi giá bán thủy sản thương phẩm xuống thấp (cá thương phẩm loại 1;trắm có 40.000 – 43.000 đ/kg : cá chép 30.000 – 35.000 đ/kg; cá trôi, cá rô phi 20.000 – 25.000 đ/kg; cá lăng sông Hồng 60.000 – 65.000 đ/kg…), thấp hơn trung bình năm trước 10.000-20.000 đ/kg. Vì vậy, các diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh bị thua lỗ, người tận dụng thức ăn thô xanh, phụ phẩm nông nghiệp để giảm tri phí.
 
 
Hiện, nuôi cá ứng dụng công nghệ sông trong ao ở Hà Nam đã có 18 mô hình với 49 bể nuôi trên tổng diện tích 37,54ha, trong đó diện tích mặt nước ao nuôi 26,6ha. Tổng sản lượng cá thương phẩm ước đạt 900-1.000 tấn/vụ; tổng giá trị sản xuất ước đạt trên 32 tỷ đồng/vụ. Năng suất đạt từ 15-20 tấn/bể, tương đương 30-40 tấn/ha, gấp 5-7 lần năng suất nuôi truyền thống, gấp từ 3-4 lần nuôi tập trung, cho chất lượng sản phẩm cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bước đầu hình thành liên kết tiêu thụ sản phẩm tại HTX sông trong ao Hải Đăng.
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
Top