Nhiều nông hộ đã phải nhổ bỏ toàn bộ diện tích cà rốt cho bò ăn để chuyên sang trồng loại hoa màu khác.
Xã Xuân Thọ là địa phương có diện tích trồng cà rốt lớn nhất của TP. Đà Lạt với với khoảng 240ha, trong đó, gần 90ha hiện đang cho thu hoạch. Theo tập quán sản xuất ở đây, cà rốt xuống giống được khoảng 1 tháng thì nhà vườn bán non cho thương lái với giá dao động từ 15 – 18 triệu đồng/1.000m2. Sau khi bán, người trồng tiếp tục chăm sóc cho tới khi cà rốt đến thời kỳ thu hoạch thì thương lái đã đặt tiền mua trước đó cho người tới nhổ.
Ông Huỳnh Văn Trình, ngụ thôn Đa Quý, xã Xuân Thọ, cho biết gia đình ông có hơn 1ha cà rốt. Sau khi trồng được 1 tháng thì có thương lái đến mua khoán với giá 17 triệu đồng/sào. Do giá cà rốt xuống quá thấp, hiện chỉ 2.000 đồng/kg, thu hoạch không đủ tiền thuê nhận công nên người mua vẫn cố kéo dài thêm thời gian thu hoạch mong giá cà rốt nhích cao hơn.
Tuy nhiên, do quá già nên hơn nửa diện tích cà rốt này đã trổ bông, củ già, không thể sử dụng làm thực phẩm. Để vớt vát phần nào vốn liếng đã bỏ ra, những ngày gần đây thương lái buộc thuê nhân công để thu hoạch vườn cà rốt mua non của gia đình ông Huỳnh Văn Trình mong gỡ gạc phần nào.
Tương tự, tại thôn Xuân Thành, xã Xuân Thọ, nhiều hộ dân đã phải nhổ bỏ toàn bộ toàn bộ diện tích cà rốt vì củ đã quá già. Ông Lương Văn Linh, ngụ thôn Xuân Thành, cho biết: “Gia đình tôi trồng 4.500m2 cà rốt. Đến kỳ thu hoạch nhưng không có thương lái đến thu mua. Cà rốt nở hoa nên không thể bán cho ai được nữa buộc gia đình tôi phải nhổ bỏ hết, tổng số lượng lên đến 10 tấn”.
Em ruột ông Linh là ông Lương Văn Lan vụ Đông Xuân này cũng đầu từ 15 triệu đồng để trông 2.000m cà rốt. Nếu bán với giá mọi năm, gia đình anh sẽ thu về không dưới 30 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay ông Lan chờ mãi không có thương lái tới hỏi mua trong khi vườn cà rốt đã già, ông chủ động đi tìm thương lái nhưng không ai thua mua. Cà rốt đã già, trổ bông, để có đất trồng hoa màu khác, buộc gia đình ông Lan phải nhổ bỏ 2.000m2 cà rốt này với khoảng 6 tấn củ.
Trên đường dẫn vào thôn Xuân Thành, xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt, chúng tôi bắt gặp nhiều đống cà rốt bị đổ bỏ. Mấy tuần qua, người chăn nuôi bò sữa ở huyện Đơn Dương đã lái xe kéo tới xã Xuân Thọ để xin cà rốt già bị nhà vườn nhổ bỏ đem về làm thức ăn cho bò sữa. Theo người dân địa phương, đã có hàng chục tấn cà rốt già được chuyển về huyện Đơn Dương để cho bò sữa ăn.
Bà Nguyễn Thị Hương, một thương lái chuyên thu mua cà rốt non tại TP. Đà Lạt, buồn rầu cho biết đầu năm thấy giá nhiều loại nông sản lên cao, bà đã mạnh dạn bỏ ra hơn 300 triệu đồng để mua cà rốt non. Nay giá cà rốt xuống quá thấp trong khi loại nông sản này để quá lâu ngoài đồng sẽ ra hoa, củ già, không thể bán được nữa. Niên vụ này, thương lái Nguyễn Thị Hương xác định mất trắng số tiền trên.
Nhiều thương lái tại chợ Nông sản Đà Lạt cho biết nguyên nhân khiến giá cà rốt xuống thấp trong thời gian qua là do thời điểm này đang là mùa thu hoạch chính trong năm nên sản lượng cà rốt cao gấp nhiều lần so với các vụ khác. Hơn nữa, cà rốt Trung Quốc cũng đang có mặt trên thị trường với giá cả thấp. Lượng cà rốt tiêu thụ không kịp nên thương lái chưa thể thu hoạch được, kéo theo thực trạng nông dân trồng cà rốt phải nhổ bỏ để lấy đất sản xuất cho vụ khác.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.