Hiện nay, bà con ở huyện Con Cuông, Thanh Chương, Anh Sơn (Nghệ An) đang vào mùa thu hái chè xuân, tuy nhiên người trồng chè đang lao đao vì giá chè búp tươi giảm sâu so với các năm trước.
Ông Nguyễn Văn kỷ, hộ trồng chè xóm 1, xí nghiệp chè xã Thanh Mai (Thanh Chương) đã gắn bó với cây chè trên 20 năm nay và hiện có hơn 1 ha chè kinh doanh, thế nhưng theo lời ông Kỷ: "Chưa có năm nào giá chè lại giảm xuống sâu như thời gian vừa qua”.
Ra Giêng, chúng tôi đã tiến hành thu hoạch lứa chè xuân, thu được nhưng giá rớt mạnh. Trong Tết, giá từ 2.700-3.000 đ/kg chè búp tươi mà nay xuống chỉ còn 2.500 đ/kg, nếu bán với giá này thì trừ các loại chi phí như phân bón, nhân công, đầu tư bơm tưới… thì người trồng chè bị thua lỗ, ông Kỷ cho biết thêm.
Chủ tịch UBND xã Thanh Mai (Thanh Chương) Hà Quang Thắng cho biết, xã Thanh Mai có diện tích nhiều nhất nhì huyện Thanh Chương. Khó khăn đặt ra hiện nay là giá chè xuống quá thấp, thời điểm những năm 2020 giá chè cao nhất 3.800 đồng/kg, nhưng thời điểm này chỉ đạt 2.500 đ/kg. Lo nhất là các đơn vị thu mua chậm, vì nếu thu hoạch không kịp thì chè sẽ quá lứa ảnh hưởng đến năng suất.
Ông Trần Phi Hùng – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thanh Chương cho biết: Thanh Chương hiện có hơn 5.100 ha chè công nghiệp, là địa phương có diện tích chè lớn so với cả tỉnh. Giá thị trường chè bấp bênh nhưng hiện tại các nhà máy chế biến chè trên địa bàn Thanh Chương vẫn cố gắng thu mua cho bà con để đảm bảo duy trì vùng nguyên liệu, tạo việc làm cho công nhân và thu nhập cho bà con nơi đây.
Địa bàn huyện Con Cuông người trồng chè chịu cũng đang chung cảnh ngộ “điệp khúc” rớt giá. Anh Thái Văn Quý, một nông dân trồng chè ở bản Trung Tín, xã Yên Khê chia sẻ: Gia đình tôi làm trên 1 ha chè, để có được sản phẩm chè búp tươi, người nông dân phải trải qua nhiều vất vả. Từ chăm sóc, thu hái, chưa kể chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, đầu tư hệ thống tưới nước… Nhưng giá quá thấp như hiện nay, trừ các khoản chi phí kể trên thì không biết có đủ sức để theo cây chè nữa không.
Theo ông Trần Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Yên Khê, xã Yên Khê hiện có 356ha chè (diện tích nhiều nhất huyện Con Cuông), hiện nay giá chè rất bấp bênh từ 2.300-2.500 đ/kg chè búp tươi. Do sản lượng chè búp nhiều, các nhà máy thu mua không hết nên bà con phải bán cho các tư thương khác trên địa bàn huyện, dù giá rẻ cũng phải bán để chăm sóc lứa khác.
Toàn huyện Con Cuông hiện có hơn 400 ha chè kinh doanh, tập trung ở các xã như: Bồng Khê, Yên Khê, Chi Khê. Nguyên nhân giá chè giảm sâu là do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 khiến cho việc xuất khẩu chè gặp nhiều khó khăn khiến nhiều đơn vị sản xuất chế biến trên địa bàn còn tồn kho. Chưa kể là thị trường tiêu thụ chè búp của huyện Con Cuông còn phụ thuộc vào các đơn vị tiêu thụ như các nhà máy, xí nghiệp chè Anh Sơn, Thanh Chương …
Ông Lô Văn Lý, trưởng phòng NN-PT&NT huyện Con Cuông đánh giá: Chè là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của huyện Con Cuông góp phần cải thiện đời sống cho bà con. Huyện đang rất cần các đơn vị thu mua tìm giải pháp, tháo gỡ thu mua kịp thời sản phẩm ổn định giá cả cho người trồng chè.
Nghệ An có tổng diện tích chè trên 8.000 ha, chủ yếu tập trung chủ yếu tại 6 huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Qùy Hợp, Tương Dương. Cây chè đang là cây xóa đói, giảm nghèo, là cây trồng chủ lực của hàng chục ngàn hộ dân ở các huyện miền núi. Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp Nghệ An, hầu hết nguyên liệu chè cung cấp cho các nhà máy chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Hiện, có tới 70% giống chè của Nghệ An chỉ phù hợp cho chế biến chè đen, tỷ lệ giống cho chế biến chè xanh và các chè khác chỉ chiếm 30%. việc sản xuất manh mún cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm. Diện tích trồng chè, lại không đống đều chủ yếu ở các hộ khiến cho chất lượng sản phẩm không đồng đều.
Về lâu dài để ổn định đầu ra, theo các nhà chuyên môn, các địa phương trồng chè, cần phải cơ cấu lại vùng chè; theo đó, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng; mở rộng diện tích chè sạch, tiến tới thay thế dần các diện tích chè giống cũ, lâu năm, năng suất thấp để đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP để cạnh xuất khẩu chè ra thế giới. Cần mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm chế biến, như đầu tư chế biến sâu thành nhiều sản phẩm khác từ chè xanh như, trà túi lọc, bột matcha, trà sữa hòa tan, trà thảo mộc…
Với tình hình giá thấp như hiện nay, Nghệ An động viên bà con tích cực chăm sóc đúng mức, kịp thời… Cùng với sự đồng lòng và quyết tâm của người trồng chè, doanh nghiệp và chính quyền, sau khi dịch bệnh lắng xuống, những đồi chè sẽ càng xanh tốt hơn, giá cả sẽ tăng lại như các năm trước, sớm đem lại niềm vui cho bà con trồng chè.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.