Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay các sản phẩm nhựa và túi nylon là những vật dụng phổ biến trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của con người.
Hà Nội và TP.HCM mỗi ngày thải ra... 80 tấn nhựa và nylon
Với chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nylon” nhằm kêu gọi cộng đồng cùng nhau thay đổi thói quen tiêu dùng và bỏ chất thải nhựa, nylon diễn ra trong Ngày Môi trường thế giới, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường tích cực tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng nhau thay đổi thói quen cuộc sống hàng ngày để giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa và nylon tới môi trường tự nhiên và sức khỏe của con người.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay các sản phẩm nhựa và túi nyilon là những vật dụng phổ biến trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của con người. Sự ra đời của các sản phẩm từ nhựa và nilon mang lại các tiện ích cho sinh hoạt của con người nhưng nó chính là tác nhân ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người.
Qua các báo cáo, “Thực trạng nhựa” và “Hành tinh của chúng ta đang chìm trong ô nhiễm nhựa” của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc năm 2018, trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được mua, 5 nghìn tỷ túi nylon được tiêu thụ mỗi năm.
Ở Việt Nam, thống kê bình quân cho thấy mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nylon trong một tháng, riêng Hà Nội và TP.HCM trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nylon. Với đặc tính bền vững trong tự nhiên, chất thải nhựa và túi nylon tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, trở thành một thách thức rất lớn đối với cộng đồng và xã hội.
Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho hay: “Tôi tin tưởng rằng với những định ướng đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp chính quyền, sự chung tay hành động của mỗi người dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế, chúng ta sẽ đạt được nhiều thành tựu về bảo vệ môi trường nói chung và giải quyết ô nhiễm chất thải nhựa, túi nylon nói riêng”.
Trong khi đó, ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đề nghị các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong tỉnh, cộng đồng dân cư hãy cùng nhau có những hành động thiết thực nhằm góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường thông qua việc làm cụ thể. Thay đổi thói quen trong việc hạn chế sử dụng túi nylon, ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường để cải thiện môi trường sống ngay từ bây giờ.
Bà Caitlin Wiesen - Giám đốc quốc gia Chương trình phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, nếu cứ tiếp diễn như hiện tại đến năm 2030 đại dương của chúng ta bì nhựa nilon nhiều hơn là cá. Hành động đơn giản là từ chối dùng túi nhựa, nylon một lần và từ chối những thứ không thể tái sử dụng.
Túi nylon, chai nhựa ảnh hưởng đến môi trường như thế nào
Túi nylon đã từng là một thứ phát minh của nhân loại vào những năm 1935 tuy nhiên tuổi thọ của chúng lên tới 400 năm, chôn không phân hủy, khi đốt sản sinh ra nhiều chất độc hại.
Ngày nay, túi nylon là loại túi nhựa bền, dẻo, mỏng nhẹ và rất tiện dụng được sử dụng hàng ngày mà đi đâu chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp.
Cấu tạo của túi nylon được làm từ nhựa PTE không độc nhưng các chất phụ gia đi kèm để sản xuất túi nylon mềm, dẻo, mỏng thì lại một số chất lại độc hại cho người sử dụng. Ở nhiệt độ 70 độ C đến 80 độ C các chất phụ gia trong túi nylon sẽ có phẩn ứng phụ gây ra độc đại cho sản phẩm, một đặc điểm gây tác động xấu đến môi trường đó là túi nylon không thể tự phân hủy, nhiều loại túi nylon nhuộm màu xanh, đỏ... được dùng để đựng thực thẩm là rất độc hại do có chứa các chất kim loại như chì, cadimi,v..v gây ung thu cho con người.
Đối với môi trường, nilong và nhựa làm có thể xói mòn đất dai bởi vì bao nylon, chai nhựa lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai. Chưa kể khi sản xuất túi nylon, chai nhựa phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ, thêm vào đó là các chát phụ gia như chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu, khi được chôn lấp với số lượng lớn sẽ làm thôi nhiễm các chất độc hại này ra môi trường.
Ở một số thành phố lớn trên thế giới , bao bì nylon, nhựa thải sau khi bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải gây ngập lụt tại các đô thị vào mùa mưa.
Ngoài ra, khi thực phẩm được lưu trữ trong các túi nhựa các hóa chất này có thể ngấm vào thức ăn và sau đó được hấp thụ vào cơ thể (đặc biệt đối với thực phẩm nóng), kể cả với các dạng màng bọc thực phẩm. Theo thời gian các hóa chất trong túi nylon sẽ làm thay đổi mô, tổn thương di truyền, lỗi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, dậy thì sớm và những thay đổi nội tiết tố. Ở trẻ em, hóa chất chứa trong túi nylon có thể gây hại đến hệ thống miễn dịch và kích thích làm gián đoạn các vấn đề về hành vi, nhận thức…
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.