Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 27 tháng 6 năm 2017 | 8:30

Phát huy vai trò của tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ

Việc thay đổi cả lượng và chất của tín dụng chính sách từ cơ sở trong 5 năm trở lại đây đã có tác động sâu sắc tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại vùng Tây Nam Bộ.

Thông qua 1.581 Điểm giao dịch đặt tại các trụ sở UBND cấp xã nhằm đảm bảo công khai, thuận tiện cho sự kiểm tra giám sát của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương, đồng thời tiết giảm chi phí đi lại cho người dân, NHCSXH đã giúp cho trên 2,3 triệu lượt người nghèo và các đối tượng chính sách trong khu vực Tây Nam Bộ có điều kiện phát triển SXKD. Qua đó, góp phần giúp gần 386 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho trên 147 nghìn lao động; giúp trên 184 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 1.089 nghìn công trình cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường ở nông thôn; trên 36 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách; trong đó, có trên 20 nghìn căn nhà vượt lũ cho hộ gia đình vùng ĐBSCL,...

Tín dụng chính sách đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo vùng Tây Nam Bộ giảm từ 10% năm 2012 xuống còn khoảng 8,4% năm 2016 theo tiêu chí nghèo đa chiều.

Do đặc thù miền sông nước Tây Nam Bộ, những năm trước, cán bộ NHCSXH phải sử dụng tắc ráng (một loại xuồng máy nhỏ, tiếng địa phương còn gọi là vỏ lãi) để di chuyển tới các Điểm giao dịch xã

Một buổi giao dịch lưu động của NHCSXH tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền (TP Cần Thơ)

Cùng với công tác giải ngân, thu nợ, thu lãi, hiện nay, NHCSXH còn thực hiện nhận gửi tiền tiết kiệm của dân cư ngay tại Điểm giao dịch cấp xã

Vào ngày giao dịch cố định tại xã, hàng tháng, chính quyền và các hội, đoàn thể họp giao ban để tháo gỡ khó khăn khi thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi

Chị Thạch Ngọc Truyền (áo ghi) ở ấp Bến Trị, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú (Trà Vinh) sử dụng 24 triệu đồng vốn chương trình tín dụng hộ mới thoát nghèo để mở rộng diện tích trồng khổ qua và đậu bắp

Gia đình chị Diệp Phi Yến ở xã An Phú, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) sử dụng 15 triệu đồng vốn hộ nghèo đầu tư trồng hoa cảnh

Gia đình ông Lê Văn Bon ở khu vực Bình Thường B, quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) từ nguồn vốn vay ưu đãi đã đầu tư hiệu quả cho mô hình VAC

Hộ chị Phan Ngọc Xum ở tổ 4, ấp Tân Dân, xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) sử dụng 20 triệu đồng vốn vay từ NHCSXH để trồng xoài Cát Chu và đã mang lại giá trị kinh tế rất cao

Vợ chồng ông Võ Phước Long (bên phải) ở xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), năm 2014 được NHCSXH cho vay 84 triệu đồng để cho con đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Đến nay, gia đình ông đã trả được 74 triệu đồng cho NHCSXH

Hộ ông Trần Văn Nghiễm và bà Bùi Thị Chín ở ấp Cà Răm, xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng (Long An) vay 30 triệu đồng chương trình hộ cận nghèo để nuôi bò và trồng sen, mỗi tháng cho thu nhập ổn định 5 - 7 triệu đồng

Hộ anh Châu Sỹ, người dân tộc Khmer ở ấp Thạch Động, xã Mỹ Đức, TX Hà Tiên (Kiên Giang) vay vốn nuôi bò sinh sản. Cuộc sống nay đã đổi thay

Hộ gia đình Nguyễn Văn Sáu ở ấp Thân Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành (Tiền Giang) sử dụng 20 triệu đồng vốn vay giải quyết việc làm để phát triển nghề đan nón lá

Vốn vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã giúp gia đình anh Bùi Văn Liêm ở ấp Thạch Lợi, xã Bình Thạnh, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) nâng chất lượng cuộc sống

Những cánh đồng lúa xanh tốt báo hiệu cuộc sống người dân vùng Tây Nam bộ ngày càng được nâng cao

Thái An 

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top