Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin Venezuela Ernesto Villegas cho biết chiếc máy bay tấn công Tòa án Tối cao Venezuela đã bị đánh cắp từ cơ quan cảnh sát điều tra của nước này (CICPC).
Truyền thông địa phương cho biết, Oscar Perez – từng phục vụ trong CICPC, đã điều khiển chiếc trực thăng này trong cuộc tấn công bằng lựu đạn mới đây nhằm vào Tòa án Tối cao nước này.
Phát biểu trong một video được đăng tải đồng thời với cuộc tấn công nhằm vào Tòa án Tối cao, Perez ra yêu sách: “Hỡi Nicolas Maduro Moros, chúng tôi yêu cầu ông và các bộ trưởng của ông hãy từ chức ngay lập tức, đồng thời tuyên bố tổ chức tổng tuyển cử luôn”.
Perez nói rằng ông và những người ủng hộ muốn khôi phục trật tự hiến pháp và “trao lại quyền lực cho nhân dân”.
Tuy nhiên hiện nay chưa rõ số lượng người ủng hộ Perez là bao nhiêu.
Tổng thống Maduro đã gọi cuộc tấn công bằng trực thăng vào Tòa Tối cao là hành động khủng bố và thề sẽ bắt giữ những người thực hiện hành vi đó.
Venezuela rơi vào tình trạng rối loạn hồi tháng 1/2016 khi nước này bầu được một quốc hội mới và quan hệ giữa Tổng thống Maduro và Quốc hội trở nên căng thẳng.
Vào tháng 10/2016, Quốc hội Venezuela bỏ phiếu để xúc tiến việc luận tội Tổng thống Maduro. Đến tháng 1/2017, Quốc hội tuyên bố ông Maduro đã bỏ vị trí của mình do từ chối thực thi nghĩa vụ của mình. Nhưng Tòa Công lý Tối cao thì lại tuyên bố Quốc hội không có thẩm quyền hiến pháp để đưa ra một tuyên bố như vậy về ông Maduro. Tổng thống Maduro đã coi các hành động này của Quốc hội là nỗ lực đảo chính.
Cuối tháng 3 vừa qua, Tòa án Tối cao Venezuela quyết định hạn chế quyền của Quốc hội. Mặc dù quyết định này đã ngay lập tức bị đảo ngược, phe đối lập vẫn xuống đường biểu tình rầm rộ vào đầu tháng 4.
Theo Sputnik/VOV
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…