Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2018 | 14:57

Phố có thung lũng hoa hồng

Cách hồ Xuân Hương (Đà Lạt - Lâm Đồng) khoảng 15 phút xe máy, người địa phương và khách du lịch đều khá bất ngờ khi khám phá hơn 700 loài hoa hồng xuất xứ từ các nước Pháp, Đức, Anh,...

tr8b.jpg

Cách hồ Xuân Hương (Đà Lạt - Lâm Đồng) khoảng 15 phút xe máy, người địa phương và khách du lịch đều khá bất ngờ khi khám phá hơn 700 loài hoa hồng xuất xứ từ các nước Pháp, Đức, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc… được nuôi dưỡng bằng những phương pháp đơn giản, nhưng hiệu quả của một nông gia đến từ  đồng bằng miền Trung.

Xuất vườn trăm chậu hoa hồng mỗi ngày

Tôi đã rất bất ngờ khi lần đầu tiên đi từ cổng Khu Du lịch Lá Phong đổ con dốc đường xe trung tải chừng hơn 5 phút đã chạm cửa thung lũng hoa hồng, địa chỉ hẻm 2, đường Đặng Thái Thân, phường 3, TP. Đà Lạt. Người con trai của ông chủ thung lũng độ tuổi khoảng 8X sắp xếp khẩn trương một hàng hoa hồng chậu rồi bước ra trước cửa nhà kính đón phóng viên: “Lần đầu nhà báo chưa quen đường đá bê tông, cấp phối vòng qua mấy khúc cua, nên lái xe máy còn rà chân, chậm hơn những người đến đây lần thứ 2 trở đi. Đi sau nhà báo là chiếc xe trung tải sắp vào tận cửa nhà kính của thung lũng chở hoa hồng tiêu thụ trong ngày đến thị trường trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng…”.

Đang vào giữa buổi sáng tháng 11/2018, thời tiết mùa đông lạnh hơn, nhưng thung lũng hoa hồng Đà Lạt được trải xuống một màu nắng vàng óng ả, rực rỡ nhiều sắc màu. Người lái xe tải cho biết, chuyến hàng hôm nay chở gần 100 chậu hoa hồng các loại cung cấp theo nhu cầu của khách hàng Đà Lạt (chiếm 70%) và các huyện phụ cận (chiếm 30%). “Chỉ cần 80.000 đồng có thể mua một chậu hoa hồng ghép với màu sắc lạ mắt của thung lũng này. Bên cạnh đó, còn được người chủ thung lũng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc ra hoa quanh năm…”, một người công nhân ở thung lũng nói.

 

tr8.jpg
Ngày cao điểm, thung lũng hẻm 2, đường Đặng Thái Thân xuất vườn bán ra cả trăm chậu hoa hồng các loại.

 

Càng vào sâu bên trong nhà kính, gặp chủ nhân thung lũng đang chuyền tay với nhiều công nhân cùng sắp xếp từng chậu hoa hồng lên chiếc xe rùa chuyển đến xe tải phía trước cửa. Tên ông là Trần Văn Đắt, gần 70 tuổi, người gốc rạ xứ Quảng với nụ cười chất phác, cởi mở hiện rõ. “Thung lũng hoa hồng đang vào cao điểm thu hoạch, hoa có 5 màu chính là trắng, vàng, hồng, tím, xanh. Nhưng trong mỗi sắc màu chính ở đây gồm hàng chục tông màu xen kẽ với nhau. Như trắng sữa, trắng tím, trắng xanh…Hoặc vàng ánh trăng, vàng chanh, vàng nghệ…Nhà báo hôm nay tha hồ chụp ảnh…”, chủ nhân Trần Văn Đắt nhiệt tình.

Mở rộng thêm 8.000m2 hoa hồng chậu dưới chân đèo Mimosa

Tham quan qua từng khu vực chuyên canh từng sắc màu hoa hồng khác nhau gắn với từng câu chuyện kể của chủ nhân Trần Văn Đắt.

Chuyện bắt đầu từ 30 năm về trước, ông Đắt từ Quảng Nam chuyên trồng lúa lên Đà Lạt tìm giống rau mới về chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến Đà Lạt dạo mấy vòng qua các khu vực sản xuất nông nghiệp gần phố trung tâm thấy nhiều loài hoa hồng thích quá, ông Đắt chuyển đổi nhanh từ ý tưởng trồng rau xứ Quảng thành trồng hoa Đà Lạt. Kết quả, ông Đắt chọn mua gần 10.000m2 khu thung lũng hoa hồng bây giờ bên hẻm đường Đặng Thái Thân, nguyên trước đó trồng cà phê xen canh với hồng ăn trái. Ông Đắt cải tạo đất, dựng nhà kính, ban đầu trồng hoa hồng cắt cành. 10 năm sau, ông chuyển sang trồng hoa hồng tỉ muội. Từ năm 2014 đến nay, chuyển hẳn sang chuyên canh hoa hồng chậu ghép với thiết kế nhà kính hở. Cái tên thung lũng hoa hồng Đà Lạt ra đời ngay từ năm đầu đã tạo ra nhiều bất ngờ thú vị cho khách du lịch và cả cư dân Đà Lạt.

 

tr8a.jpg

Tôi dừng lại khá lâu ở khu vực hàng trăm mét vuông chăm sóc cây hoa hồng dại Đà Lạt dùng làm gốc ghép, trong đó có những cây 1- 2 năm tuổi và có những cây gần 10 năm tuổi. Theo ông Đắt, hoa hồng dại Đà Lạt với bộ rễ hút khá nhiều dinh dưỡng hàng ngày đưa lên nuôi cành ghép, rút ngắn thời gian kết nụ, nở hoa với màu sắc tươi lâu khi đưa xuống các vùng đồng bằng xứ nóng. Cụ thể: chọn cành hoa hồng dại (tường vi Đà Lạt) khỏe mạnh giâm xuống dưới lớp đất pha cát, chừng một tháng sau ra rễ, đem bỏ vào chậu giá thể xơ dừa phối trộn phân chuồng hoai mục và phân vi sinh, chăm sóc chừng 6 tháng sau đưa vào cắt cành ghép với mầm chồi từ các chậu hoa hồng đầu dòng khai thác tại vườn. Nuôi dưỡng thêm 6 tháng nữa, cây ghép sẽ lần lượt bung nụ, nở đều những cánh hoa đưa vào kinh doanh, cung ứng cho thị trường.

Trong năm 2018, thung lũng hoa hồng của ông Đắt xuất vườn mỗi ngày từ 60 chậu đến 100 chậu, chia đều bình quân thu lãi ước tính từ 5- 6 triệu đồng/ngày. Nơi đây cũng là điểm tham quan miễn phí, chụp hình lưu niệm của khách địa phương và khách du lịch, ngày cao điểm thu hút lên đến cả trăm người. Trong đó có nhiều đối tác đặt hàng sản xuất hoa hồng chậu số lượng lớn, ông Đắt ghi nhớ và trước mắt ký hợp đồng theo năng lực sản xuất hiện tại trên diện tích 10.000m2.

Dự kiến trong năm 2019, ông Đắt mở rộng thêm diện tích 8.000m2 dưới chân đèo Mimosa Đà Lạt để tiếp tục nhân rộng hàng trăm giống hoa hoa hồng chậu đa sắc màu nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước ngày càng gia tăng.

 

 

Văn Việt
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top