BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm vừa phát động triển khai thực hiện chương trình dọn vệ sinh, bắt sao biển gai, bảo vệ vùng rạn san hô ở vùng biển Cù Lao Chàm - vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm.
Các rạn san hô ở vùng biển Cù Lao Chàm (TP Hội An, Quảng Nam) luôn chịu ô nhiễm từ các dòng sông, dòng hải lưu và gió bão. Do đó, việc dọn vệ sinh dưới đáy biển sẽ góp phần gìn giữ cảnh quan đáy biển sạch đẹp, vừa làm nơi sinh trưởng tốt cho các loài san hô vừa tạo điều kiện thu hút du lịch lặn biển.
Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng trên đảo, doanh nghiệp hoạt động du lịch tại địa phương đồng hành với lực lượng bảo tồn biển cùng tham gia dọn vệ sinh dưới đáy biển nhằm bảo vệ các loài san hô.
Trong thời gian hơn 5 ngày, các tình nguyện viên, lực lượng bảo tồn biển đã thực hiện dọn vệ sinh đáy biển, lặn tìm bắt sao biển gai, một loài sinh vật nguy hại, tàn phá san hô rất nhanh; tiến hành vệ sinh rạn san hô tại khu vực khoanh nuôi, bảo tồn san hô, khu vực tại Bãi Tra, Bãi Nần, Bãi Xếp và Bãi Bắc (Cù Lao Chàm) an toàn và hiệu quả. Đồng thời, tiến hành thu gom lưới bị hỏng, dây cước, bao tải, chất thải chìm dưới đáy biển nơi các loài san hô sinh sống.
Cùng với việc dọn vệ sinh, BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm triển khai chương trình đo đạc hệ sinh thái biển, đánh giá thảm thực vật, dọn rác thải nhựa, rác thải khó phân hủy tại các rạn san hô, thảm thực vật… nhằm có những đánh giá kịp thời, chính xác, đưa ra các giải pháp cụ thể bảo vệ sự phát triển tốt cho hệ sinh thái biển, các rạn san hô, các loại tôm cá.
Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho biết: Bảo vệ môi trường biển tại Cù Lao Chàm là hoạt động dành nhiều sự quan tâm của Ban Quản lý, trong đó đặc biệt là giám sát rác thải bãi biển và dọn vệ sinh đáy biển, với mục tiêu giảm 30% lượng rác thải tự nhiên và đại dương.
Cũng theo ông Vũ, giữa năm 2019, BQL Khu bảo tồn biển đã thực hiện giám sát nhanh trên hiện trường và phát hiện 2 khu vực có san hô cứng mọc, hồi sinh và phát triển tương đối tốt tại nền các bờ kè bê tông tại Cù Lao Chàm. San hô đang tái sinh khá tốt tại các khu vực chịu nhiều tác động các từ các công trình xây dựng trên đảo.
Điều này cho thấy môi trường và chất lượng nước biển ở Cù Lao Chàm đang từng bước được cải thiện. Đây được xem là thành quả của cộng đồng và các bên liên quan trong công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên biển tại Cù Lao Chàm.
BQL Cù Lao Chàm khuyến cáo mỗi người dân, du khách và doanh nghiệp không xả chất thải xuống biển, đặc biệt nơi có rạn san hô; không vứt rác xuống biển, phải bỏ rác đúng nơi quy định; không bẻ gãy, giẫm đạp lên rạn san hô; không thu thập các mẫu san hô, kể cả san hô chết; tập kết thúng chai, lưới đánh cá xa khu vực có các rạn san hô.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.