KTNT – Chiều 13/12, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi tổ chức Công bố Quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến 2020, định hướng 2030 theo Quyết định phê duyệt số 884/QĐ-UBND ngày 27/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Quang cảnh buổi công bố quy hoạch.
Mục tiêu tổng quát nhằm nâng cao chất lượng cấp nước sạch cho người dân nông thôn, góp phần đảm bảo sức khỏe cho người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh. Định hướng cho việc khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên nước, góp phần bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước sạch. Đề xuất phương án cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến 2020, định hướng 2030; làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch và đầu tư xây dựng về hoạt động cung cấp nước sạch nông thôn trong chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới.
Phấn đấu đến năm 2020 có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 50% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn Việt Nam 02: 2009/BYT của Bộ Y tế; đến năm 2030 có có 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt qui chuẩn Việt Nam 02: 2009/BYT của Bộ Y tế; tiêu chuẩn cấp nước 80 – 100 lít/người/ngày.
Thời gian thực hiện gồm 3 giai đoạn, giai đoạn I từ năm 2017-2020, giai đoạn II từ năm 2021- 2025, giai đoạn III từ năm 2026- 2030.
Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch trên 1.468 tỷ đồng; dự kiến nguồn vốn: Ngân sách TW, tỉnh 550.520 triệu đồng; Ngân sách huyện, xã 110.126 triệu đồng; vốn ODA 612.081 triệu đồng; doanh nghiệp tư nhân 178.933 triệu đồng; dân đóng góp 16.524 triệu đồng.
Ông Nguyễn Mậu Văn, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, cho biết: Chương trình nước sạch ở tỉnh Quảng Ngãi trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 87,2%, trong đó tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt qui chuẩn Việt Nam 02: 2009/BYT của Bộ Y tế là 47,14%, các công trình cấp nước tập trung qui mô vừa và nhỏ phát triển mạnh, dần thay thế các công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình.
Hải Yến
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.