Quảng Ngãi: Nhu cầu tuyển dụng hơn 15.000 lao động
Trong đợt tuyển dụng đầu Xuân Mậu Tuất 2018, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đăng ký tham gia tuyển dụng qua sàn giao dịch việc làm với nhu cầu tuyển dụng 15.505 lao động.
Sáng 24/2, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ngãi) phối hợp với UBND huyện Bình Sơn tổ chức Sàn giao dịch việc làm phiên thứ 2 năm 2018 tại Trung tâm hành chính huyện Bình Sơn.
Sàn giao dịch việc làm lần này rất đông bạn trẻ của huyện Bình Sơn đến tham dự và có nhu cầu tìm kiếm cơ hội việc làm.
Trong đợt tuyển dụng này, có 43 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia tuyển dụng qua sàn giao dịch việc làm đầu Xuân 2018, với nhu cầu tuyển dụng 15.505 lao động.
Cụ thể, Đại học, Cao đẳng 3.631 lao động; Trung cấp, công nhân kỹ thuật 6.012 lao động; lao động phổ thông và có nghề 5.862 lao động; các đơn vị tuyển xuất khẩu lao động thị trường Nhật Bản trên 1.000 chỉ tiêu; 5 cơ sở đào tạo nghề tuyển sinh 1.500 chỉ tiêu.
Các doanh nghiệp tuyển dụng các ngành nghề như: Chế biến thủy sản, vận tải taxi, may công nghiệp, sản xuất nhựa, sửa chữa ôtô, sản xuất dây thép... với mức lương từ 3 đến 10 triệu đồng/tháng, tùy theo vị trí công việc.
Đối với lao động xuất khẩu đi Nhật Bản, mức lương khởi điểm từ 26-28 triệu, tổng thu nhập 30-35 triệu đồng/tháng. Đối với lao động xuất khẩu đi Hàn Quốc, mức lương cơ bản từ 20-25 triệu, tổng thu nhập 28-35 triệu đồng/tháng. Đối với lao động xuất khẩu đi Đài Loan, mức lương cơ bản 14 triệu đồng/tháng.
Bà Dương Thị Mai, Phó Phòng Nhân sự Công ty cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất cho biết, nhu cầu cần 7.580 lao động tại Quảng Ngãi, đến nay doanh nghiệp đã tuyển dụng trên 2.268 lao động. Hòa Phát Dung Quất đang cần tuyển trên 5.300 lao động thuộc các ngành nghề: công nhân cơ khí; công nhân điện; công nhân luyện kim; nhân viên chuyên ngành hóa học; công nhân vận hành cẩu trục, cần trục; lái xe ben, xe đầu kéo và lao động phổ thông.
Ông Võ Duy Yên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết: Nhân dịp Xuân Mậu Tuất 2018, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, Trung tâm đã tổ chức được 02 phiên giao dịch việc làm tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Qua đó, đã giải quyết việc làm cho 1.700 lao động, trong đó có 70 chỉ tiêu được xuất khẩu lao động.
Trước đó, Phiên thứ 1 – năm 2018 được tổ chức ngày 22/2, tại Khu đô thị Vsip (TP.Quảng Ngãi), do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở LĐTB và XH Quảng Ngãi) phối hợp với Ban quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.