Trước đây, gia đình nào nuôi trâu bò chỉ lấy một ít rơm dự trữ để cho trâu bò ăn, còn lại thì đốt hết tại ruộng. Thế nhưng, gần đây khi rơm rạ khan hiếm thì thương lái khắp nơi lùng sục về các làng quê Bình Định mua rơm, thậm chí tranh giành nhau mua rơm.
Ghi nhận của phóng viên, những ngày này trên khắp các cánh đồng quê trên địa bàn tỉnh Bình Định, người nông dân đang tất bật thu hoạch lúa vụ Đông Xuân. Mọi năm người dân chỉ thu hoạch lúa đem về nhà, còn rơm rạ trơ trên đồng. Chỉ gia đình nào chăn nuôi bò thì lấy một ít dữ trữ để cho bò ăn, còn lại người dân đem đốt hết tại đồng, khói bay mù mịt và lãng phí tài nguyên.
Trên các cánh đồng lúa ở nông thôn tỉnh Bình Định, thương lái giành nhau mua rơm.
Tuy nhiên, vụ thu hoạch lúa này, khi thương lái ở Tây Nguyên lùng sục tìm mua, thậm chí có nơi thương lái tranh giành nhau mua, khiến rơm rạ bỗng dưng "đắt như tôm tươi". Hiện nay, trên các cánh đồng ở nông thôn Bình Định, người dân ngoài thu hoạch lúa đem về nhà, họ còn tranh thủ phơi rơm để bán cho thương lái và kiếm thêm khoản phụ thu hàng triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Đức Ngã (50 tuổi, thôn Hữu Thành, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định), "cách đây khoảng 3 năm, gia đình nào nuôi trâu bò còn gom rơm số ít dự trữ cho trâu bò ăn, còn lại đốt hết tại đồng. Nhưng nay, rơm khan hiếm không có rơm mà bán cho thương lái chứ lấy đâu ra đốt. Có thời điểm hiếm rơm, người ta phải tranh giành nhau để mua".
“Rơm nay có giá trị lắm, giá cả mỗi lúc một tăng. Các thương lái ở Tây Nguyên sẽ đem máy móc, phương tiện đến tận ruộng để thu hoạch rơm để trồng nấm, nuôi gia súc, làm phân bón… Có những hộ thu hoạch xong lúa đã được mùa, giờ bán thêm rơm không cũng kiếm thêm cả bạc triệu”, ông Ngã cho hay.
Thương lái ở Tây Nguyên đưa máy cuốn rơm về tận ruộng để thu mua rơm.
Ông Nguyễn Kim Thiền (46 tuổi), thương lái mua rơm tại Phước Sơn, huyện Tuy Phước, cho biết: “Hiện mỗi bó rơm sau khi được phơi thải, cuốn thành bó có giá 22.000 đến 25.000 đồng/bó. Người dân có thể bán theo bó hoặc đo đạc bán theo từng khoảng ruộng. Cách đây 3-4 năm, rơm rẻ như cho, không có giá trị nhưng nay có thể mang lại bạc triệu cho nhà nông nhờ phụ thu bán rơm”.
Người dân đang thu hoạch lúa, sau đó rơm sẽ được thương lái mua với giá cao.
Người dân phơi rơm để bán cho thương lái từ Tây Nguyên về thu mua.
Mỗi cuộn rơm bán với giá 22.000 - 25.000 đồng.
Rơm được chuyển đi các tỉnh Tây Nguyên làm nấm hoặc phân bón...
Thương lái đầu tư máy cuộn rơm cả vài chục triệu để thu mua rơm.
Người dân phấn khởi khi lúa bội thu và rơm thì đắt như tôm tươi.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.