Hôm nay (24/6), Chương trình Liên hoan Yoga diễn ra tại thị xã Sa Pa (Lào Cai) nhằm kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ, 15 năm Ngày thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ.
Dự Liên hoan Yoga có ông Prany Verma, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam, ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cùng nhiều lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng 380 hội viên của 26 Câu lạc bộ Yoga các tỉnh, thành phố trên cả nước và đông đảo nhân dân, du khách đã đến tham dự.
Diễn ra từ ngày 23-24/6, chương trình có nhiều hoạt động như: Không gian trưng bày: Tư liệu, hình ảnh giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Yoga tại Ấn Độ, trên thế giới và Việt Nam; các tài liệu về Yoga; các sản phẩm phục vụ tập luyện Yoga; các món ăn ẩm thực bảo vệ sức khỏe theo công thức Yoga; Khánh thành điểm trường Mầm non, Chu Lìn 1 xã Trung Chải ‑ Công trình do Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tài trợ; thưởng thức chương trình nghệ thuật giới thiệu Văn hóa Ấn - Việt có kết hợp nghệ thuật tạo hình Yoga. Đặc biệt, Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 8 trên đỉnh Fansipan cùng với màn đồng diễn Yoga “Chào mặt trời - Chào Đỉnh Fansipan”
Đây là hoạt động thiết thực nhằm tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ nói chung và giữa tỉnh Lào Cai với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam nói riêng; Tuyên truyền, quảng bá về bộ môn Yoga - Bộ môn được khởi nguồn từ Ấn Độ cách đây hàng nghìn năm qua đó khuyến khích nhân dân và du khách tập luyện Yoga nhằm tăng cường sức khỏe. Đây cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh năng động, mến khách của con người thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt trong mùa hè du lịch sôi động.
Một số hình ảnh của Chương trình Liên hoan Yoga chào mừng ngày quốc tế Yoga lần thứ 8 năm 2022:
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.