Phía Singapore khẳng định chất độc da cam không phải là tác nhân khiến khoai lang chuyển sang màu xanh.
Theo The Straits Times, ngày 11/1, Cơ quan Nông sản và Thú y Singapore (AVA) khẳng định khoai lang chuyển sang màu xanh vẫn an toàn khi sử dụng, đồng thời bác bỏ thông tin lan truyền cho rằng các loại rau củ nhập khẩu từ Việt Nam là độc hại.
Trước đó, một số thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook cho biết, khoai lang giống Nhật Bản trồng tại Việt Nam được nhập khẩu vào Singapore chuyển sang màu xanh khi được cất giữ trong tủ lạnh qua đêm và được đặt trong lò vi sóng.
Đoạn thông tin còn trích lời một bác sĩ giấu tên nói rằng khoai lang được trồng trong đất bị ô nhiễm bởi chất độc da cam. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, người Mỹ sử dụng chất độc da cam để khai quang rừng. Loại chất độc này đã khiến nhiều em bé Việt Nam được sinh ra với dị tật nghiêm trọng.
AVA khẳng định: "Chúng tôi muốn đảm bảo với công chúng rằng, chất độc da cam không phải là tác nhân khiến khoai lang chuyển sang màu xanh”.
Theo cơ quan này, khoai lang có chứa flavonoid (một loại chất chống oxy hóa) và các sắc tố tan trong nước có thể gây ra những thay đổi màu sắc.
"Màu xanh có thể do sự xuất hiện tự nhiên, khi các sắc tố tan trong nước khoai lang được nấu chín và tiếp xúc với không khí. Nếu khoai lang được nấu chín, xử lý và lưu trữ đúng cách, công chúng nên yên tâm về an toàn thực phẩm”, AVA cho hay.
Theo AVA, thực phẩm nhập khẩu, bao gồm khoai lang, thường xuyên được kiểm tra về hóa chất và các hình thức ô nhiễm khác như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và dư lượng thuốc.
Cơ quan này khẳng định: “Bất kỳ sản phẩm thực phẩm nào không đáp ứng yêu cầu của chúng tôi đều không được phép bán tại Singapore”./.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.