Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 12 tháng 4 năm 2022 | 20:48

Sơn La chủ động các giải pháp để xuất khẩu nông sản

Năm 2022, ngoài những thị trường truyền thống, Sơn La đã đưa ra các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường đã có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Dự kiến, giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 174 triệu USD.

Tỉnh Sơn La hiện đứng thứ 2 cả nước về diện tích cây ăn quả và lớn nhất khu vực miền Bắc, với tổng diện tích cây ăn quả các loại đạt trên 84.000 ha, sản lượng ước đạt gần 450.000 tấn/năm. Bao gồm, một loại cây ăn quả, cây công nghiệp như: xoài; nhãn; chuối; mận; cà phê; chè…

Những năm gần đây, sản phẩm nông sản, thực phẩm của Sơn La đang từng bước được sản xuất theo quy trình sản xuất an toàn đảm bảo các tiêu chuẩn của thị trường, sản xuất nông nghiệp đã bước đầu gắn với công nghiệp chế biến để đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

 Năm 2022, Sơn La đưa ra các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường đã có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.

 

Đến nay, toàn tỉnh có 235 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thuỷ sản an toàn; có 24 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, trong đó có 2 sản phẩm được bảo hộ tại châu Âu và Thái Lan. Toàn tỉnh có trên 500 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản, trong đó có 50 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu.

Để chủ động sản xuất và tiêu thụ nông sản, Sơn La đã củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo 589 tỉnh về chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp các đơn vị, các huyện, thành phố tăng cường hoạt động giám sát đối với diện tích đã cấp chứng chỉ VietGAP, GlobalGAP, mã số vùng trồng; tiếp tục xây dựng, cấp các mã vùng trồng mới; tập trung tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực, kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản cho lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cùng với đó, Sơn La hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng thu gom, bao tiêu và ký kết hợp đồng với đơn vị chế biến, xuất khẩu. Sở Công Thương sẽ tập trung làm tốt công tác xúc tiến thương mại, thường xuyên cập nhật tình hình thông quan tại các cửa khẩu với Trung Quốc để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã định hướng sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm.

Theo bà Đỗ Thị Bích Châu, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sơn La, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa năm 2022, trong đó, dự báo sản lượng từng loại nông sản, thời vụ thu hoạch, định hướng thị trường tiêu thụ và các giải pháp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị. Với mục tiêu phấn đấu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt 174 triệu USD, tăng 7,94% so với năm 2021. Trong đó, nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt 162,5 triệu USD, tăng 8,3% so với năm 2021.

Năm 2022, ngoài những thị trường truyền thống, Sơn La đã đưa ra các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường đã có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam như: nông sản chế biến sang thị trường Liên minh châu Âu, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc-Ai len, sản phẩm trái cây tươi sang thị trường các nước ASEAN...

Theo ông Lù Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Yên Châu, năm nay, ngoài thị trường Trung Quốc, huyện hướng đến xuất khẩu mặt hàng trái cây sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ, Úc... Huyện đã chủ động kết nối, mời gọi các doanh nghiệp, đơn vị đầu mối mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tập trung đầu tư phát triển chế biến nông sản, phấn đấu giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2022 ước đạt 4,162 triệu USD, sản lượng 6.440 tấn với các sản phẩm chủ lực là xoài, nhãn.

Hiện, các cơ quan có liên quan của Sơn La đang tìm hiểu những chính sách quy định mới của Trung Quốc về nhập khẩu để có giải pháp ứng phó kịp thời và hạn chế rủi ro. Củng cố và đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực đang xuất khẩu đã đứng chân tại thị trường này. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong tỉnh xây dựng chiến lược lâu dài trong việc tạo lập kênh phân phối tại thị trường Trung Quốc; thành lập các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm đặc trưng của tỉnh…

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top