Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 9 tháng 12 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 3 năm 2018 | 14:11

Sức mạnh của vốn chính sách ở Hà Giang

Hà Giang nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, nơi có địa hình khá phức tạp với nhiều núi đá và sông suối, 7 huyện có đường biên giới với Trung Quốc, 6 huyện là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a.

3.jpg

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nóng về mùa hè, rét đậm về mùa đông, giao thông đi lại khó khăn khiến cuộc sống của đồng bào vô cùng vất vả.

Để đồng bào vùng cao vượt lên đói nghèo, sự vào cuộc giúp đỡ của cộng đồng là cần thiết, những đồng vốn ưu đãi, kiến thức sản xuất sẽ là điều kiện để người nghèo vượt qua chính mình.

Sau 15 hoạt động (2003-2017), Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Hà Giang đã phối hợp cùng các hội, đoàn thể nhận ủy thác làm thủ tục cho gần 365.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn với số tiền 5.555 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo bền vững hoặc có điều kiện cải tạo, khai hoang đất sản xuất, xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định xã hội trên địa bàn, giữ vững an ninh biên giới trong mọi điều kiện.

Xin giới thiệu một số hình ảnh cho thấy sức mạnh của đồng vốn chính sách với người dân Hà Giang.

1.jpg

Tổ trưởng Tổ TK&VV ở xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì kiểm tra bảng niêm yết các chương trình và hộ vay tại điểm giao dịch xã.

2.jpg

Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang.

3.jpg

Từ nguồn vốn vay ưu đãi chương trình hộ nghèo, gia đình chị Nguyễn Thị Hương ở thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang có điều kiện chăn nuôi lợn, chăm sóc 2ha đồi chè, từ đây, gia đình có cơ hội thoát nghèo bền vững.

4.jpg

Bà con đồng bào dân tộc thiểu số làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì.

6.jpg

Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang nhận Bằng khen của NHCSXH vì những đóng góp cho sự phát triển các chương trình tín dụng ưu đãi.

5.jpg

Anh Hoàng Quốc Dũng (trái), dân tộc Tày ở thôn Bản Máy, xã Bản Máy, huyện Xín Mần được vay 30 triệu đồng chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đầu tư nuôi trâu sinh sản, nhờ chăm sóc tốt, đến nay có đàn trâu có 9 con, đàn bò có 3 con.

7.jpg

Với nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình anh Lùng Minh Long, dân tộc Tày, ở thôn Làng Thượng, xã Khuôn Lùng, huyện Xín Mần có điều kiện cải tạo ao nuôi cá, nuôi vịt đẻ, nuôi lợn. Gia đình anh được đánh giá  sử dụng vốn vay hiệu quả.

 

 

 

Trần Việt
Ý kiến bạn đọc
Top