Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 1 tháng 6 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 30 tháng 4 năm 2016 | 2:4

Tân Minh: Nước sạch bị xâm hại trầm trọng

Xã Tân Minh (Thường Tín - Hà Nội) được bao bọc bởi con sông Nhuệ một thuở hiền hòa. Hơn 20 năm trước, sông Nhuệ trong lành, nước ngập đến bờ, tôm - cá vẫy vùng. Thế nhưng giờ đây, bất kỳ ai đến Tân Minh cũng đều khẳng định: sông Nhuệ đã chết!

Một góc sông Nhuệ tại trạm bơm ngay cạnh UBND xã.

Bệnh tật ngày càng nhiều…     

Không người dân nào ở Tân Minh biết được có bao nhiêu nhà máy, xí nghiệp của Hà Nội xả thải xuống sông Đáy. Chỉ biết ở những cửa cống đổ vào sông luôn bốc mùi nồng nặc. Sông Nhuệ ôm trọn Tân Minh trong vòng 3,5km; cả 5/5 thôn của xã đều nằm dọc triền sông này. Vì vậy, từ sinh hoạt đến canh tác, Tân Minh không còn lựa chọn nào khác, phải sống chung với sông Nhuệ.

Do sử dụng lâu dài nguồn nước ô nhiễm nên bà con ở đây thường mắc các bệnh như: da liễu, mắt, nấm; đặc biệt, trên 80% lao động nữ mắc các bệnh phụ khoa vì phải tiếp xúc hàng ngày với nguồn nước đen sì như nhựa đường này. Khoảng 10 - 15 năm trở lại đây, đã có hàng chục người ở Tân Minh chết do ung thư vòm họng, dạ dày, gan,… ở lứa tuổi từ 25-58 tuổi, họ là những người thường xuyên tiếp cận nước sông Nhuệ.

Cũng như con người, cây lúa ở đây  không phát triển được. Là địa phương thuần nông, sống chủ yếu bằng cây lúa, nên người dân vẫn phải bơm nước sông Nhuệ để cày, cấy. Mỗi lần bơm đều thấy nước sủi bọt đục ngầu và bốc mùi nồng nặc. Ngay trước cổng UBND xã có 1 trạm bơm, xã phải căng mấy lớp lưới nylon che đậy để tránh bốc mùi. Do dùng nguồn nước này nên năng suất lúa của Tân Minh ngày càng đi thụt lùi, vì cứ trổ bông là bị “ộp” và đổ ngã, lá lúa mỏng tang, rất dễ nhiễm sâu bệnh.

Để khắc phục tình trạng trên, Tân Minh phải dùng nước giếng khoan. Song, đã đưa 20 - 30 mẫu nước đi thử thì thấy nhiều mẫu có hàm lượng thạch tín rất cao do thẩm thấu từ sông Nhuệ vào; đưa 40 mẫu đi thử thì thấy một số mẫu có gas (có gia đình đã dùng nước giếng này để đun nấu).

Bà Lê Thị Tết, thôn Thọ Giáo, bán hàng ăn ở chợ Là, cho biết: “Do chưa có nước máy bảo đảm vệ sinh trong khu vực nên chúng tôi phải mua nước sạch của nhà thờ Thọ Giáo (ở đây có máy lọc nước to, đảm bảo vệ sinh) với giá 7.000 - 8.000 đồng/bình 20 lít (hộ nghèo nhà thờ không thu tiền). Nước sinh hoạt hàng ngày từ giếng khoan, phải dùng bể lọc thạch tín để đảm bảo an toàn”.

Cùng bán hàng ăn như bà Tết, ông Nguyễn Minh Nhị cũng cho biết: “Nhà tôi bán hàng ăn sáng ở chợ Là, buổi chiều bán dưa, cà và thức ăn chín (gà, vịt, chân giò luộc…). May mắn hơn bà con khác trong thôn, gia đình tôi có bể nước mưa đủ dùng trong cả năm. Điều chúng tôi mong muốn nhất là có nhà máy nước đặt tại xã Tân Minh để đảm bảo sức khỏe, đời sống và sinh hoạt lâu dài cho người dân”.

Lối thoát cho Tân Minh?

Theo Giám đốc HTX Nông nghiệp Tân Minh, ông Nguyễn Văn Hưng, tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân trước, chúng tôi đã đề nghị các cấp có thẩm quyền điều tra làm rõ: Vì sao nước sông Nhuệ lại ô nhiễm như vậy? Đơn vị nào tham gia xả thải phải được công bố và phải có trách nhiệm với địa phương. Không thể có việc doanh nghiệp hưởng lợi, còn người dân phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường trầm trọng như vậy.

Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Tân Minh, ông Phạm Tiến Dũng, cho biết: “Tôi mới được tăng cường về địa phương công tác trong nhiệm kỳ này, có lần lội nước sông Nhuệ kiểm tra đồng ruộng cùng bà con, tối về ngứa ngáy râm ran nhiều ngày liền. Đã đến lúc chúng ta phải cứu Tân Minh khi mọi việc vẫn chưa quá muộn”.

Thiết nghĩ, việc lấy nước sông Hồng từ xã Nguyễn Trãi sang Tân Minh không có gì khó, nếu được như vậy, Tân Minh sẽ chủ động xây mương máng để dẫn nước vào đồng. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp trước mắt, còn lâu dài, cần xây dựng nhà máy nước sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống hàng ngày của nhân dân.

Dương An Như

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Tiếp sức người dân miền Tây vượt qua khó khăn mùa hạn mặn, Cty Tân Hiệp Phát phối hợp cùng Báo Công An TPHCM trao 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đến người dâncác vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang.

  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

Top