Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 6 năm 2021 | 15:35

Tăng trọng bằng kích thích tăng trưởng, thịt bò của Australia có an toàn?

Australia là một trong những quốc gia xuất khẩu nhiều thịt gia súc. Báo chí nước này cho biết, khoảng 40% số gia súc được dùng chất kích thích tăng trưởng để thúc đẩy tăng trọng nhưng vẫn đảm bảo an toàn với người tiêu dùng.

thit-bo-uc.jpg
Ảnh minh họa. 

 

Chất kích thích thúc đẩy tăng trọng

Báo điện tử Người Bảo vệ của Australia mới đây cho biết, theo ước tính, khoảng 40% gia súc tại Australia sử dụng chất kích thích tăng trưởng để thúc đẩy gia súc tăng trọng. GS. Peter Wynn thuộc Trung tâm Đổi mới Nông nghiệp tại Đại học Charles Sturt cho biết, nhiều nông dân ở nước này phụ thuộc vào các chất kích thích tăng trưởng nhằm cải thiện năng suất thịt khoảng 15%. Các gia súc này được cấy ghép vào tai một thiết bị có chứa các chất kích thích tăng trưởng oestrogen và androgen.

GS. Peter Wynn cho hay: “Hầu hết các con cái khi được tiêm chất kích thích tố nam sẽ phát triển nhanh hơn”, song các nhà nghiên cứu “không thực sự hiểu tại sao lại như vậy”. Các chất kích thích tăng trưởng được tiêm vào gia súc có thể là loại tự nhiên hoặc là loại tổng hợp.

Còn GS. Frederic Leusch, Khoa Môi trường thuộc Trường Đại học Griffith cho biết, các chất kích thích tăng trưởng tổng hợp có tác dụng tương tự với các chất kích thích tăng trưởng tự nhiên, song nó mạnh hơn 5 - 20 lần.

Sử dụng chất kích thích tăng trưởng, thịt bò Australia có an toàn?

Mặc dù nhiều gia súc được sử dụng chất kích thích tăng trưởng trong quá trình chăn nuôi song GS. Frederic Leusch cho biết, “hàm lượng chất kích thích tăng trưởng còn tồn dư ở trong thịt là rất ít, thậm chí ít hơn 1.000 lần so với mức mà cơ thể con người tự sản xuất ra, vì thế nó không phải là vấn đề đáng lo ngại với sức khỏe con người”.

GS. Peter Wynn dẫn chứng: “Chúng ta có thể thấy lượng chất kích thích tăng trưởng oestrogen ở trong 1 quả trứng còn nhiều hơn cả trong 10kg thịt bò có sử dụng chất kích thích tăng trưởng và trong sữa đậu nành thì còn nhiều chất kích thích tăng trưởng hơn”.

GS. Wynn cho hay: “Trong một số loại rau như bắp cải và ngô cũng chứa chất kích thích tăng trưởng, nhưng đó là loại có nguồn gốc từ thực vật, tương tự như chất kích thích tăng trưởng trong cơ thể con người”. Và cho dù không được cấy thêm các chất kích thích tăng trưởng thì bản thân trong gia súc cũng đã có các chất kích thích tăng trưởng tự nhiên, vì thế vấn đề cần được thảo luận là sự an toàn trong việc sử dụng các chất kích thích tăng trưởng.

Tại Australia, Cơ quan Thuốc trừ sâu và Thuốc thú y đã có những quy định về dư lượng tối đa chất kích thích tăng trưởng trong thịt. Cơ quan này cũng tiến hành đánh giá về mức độ tồn dư chất kích thích tăng trưởng trong thực phẩm để đảm bảo không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Trong khi đó, Cơ quan Tiêu chuẩn Australia - New Zealand, nơi đặt ra các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, khẳng định, cơ quan này có thể cùng phối hợp trong việc đánh giá để đảm bảo chế độ ăn uống bất kỳ thực phẩm có tồn dư chất kích thích tăng trưởng không gây rủi ro cho sức khỏe của người dân Australia.

 

Thịt bò Australia chứa chất kích thích tăng trưởng có được phép lưu hành?

Bộ Y tế quy định, hàm lượng giới hạn tối đa của chất kích thích tăng trưởng Trenbolone acetate quy định trong thịt trâu, bò là 2g/kg và trong gan của trâu, bò là 10g/kg.

Thông tin từ cục An toàn thực phẩm cho biết, trong thời gian qua, thông tin của Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga đã quyết định cấm nhập khẩu thịt bò từ Australia do phát hiện chất kích thích tăng trưởng Trenbolone dạng vết trong một số lô hàng nhập khẩu.

Tại các nước Australia, Nhật, Canada, chất Trenbolone được chấp nhận với giới hạn cho phép trong chăn nuôi... Tuy nhiên, Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) cấm chất này trong thịt bò nhập khẩu.

Theo Cục An toàn thực phẩm, Trenbolone là chất kích thích tăng trưởng có tác dụng tăng khả năng tạo cơ ở động vật, tuy nhiên chất này có thể gây ra hiện tượng nam tính hóa ở phụ nữ.

Tại Việt Nam, theo Thông tư số 24/2013/TT - BYT ngày 14/8/2013 của Bộ Y tế ban hành về việc quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm, hàm lượng giới hạn tối đa của Trenbolone acetate trong thịt trâu, bò là 2 g/kg và trong gan của trâu, bò là 10 g/kg.

Như vậy, thuốc kích thích tăng trưởng Trenbolone acetate được phép sử dụng trong chăn nuôi tại Việt Nam và sản phẩm thịt và gan trâu, bò tiêu thụ trên thị trường phải đảm bảo theo quy định trên.

 

 

 

Việt Nga
Ý kiến bạn đọc
  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top