Theo Báo cáo của Bộ Y tế, tính từ 30 tháng Chạp đến ngày mùng 4 Tết Nguyên đán Mậu Tuất, các bệnh viện trên cả nước tiếp nhận gần 1.950 người phải vào viện vì đánh nhau.
Thương vong do đánh nhau
Ở Bà Rịa – Vũng Tàu, vào khoảng 22h tối ngày 17/2 (mùng 2 Tết nguyên Đán) tại quán nhậu Đ.N thuộc thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc có 2 nhóm ngồi nhậu. Nhóm 1 gồm Hoàng Tiến Tùng, Hoàng Ngọc Nam (sinh năm 1993), Lê Quang Trung (sinh năm 1991), Phạm Minh Ngọc (sinh năm 1992) và Hoàng Vũ (sinh năm 1995) cùng trú quán tại huyện Xuyên Mộc. Nhóm còn lại có khoảng 15 người, trong đó Ngô Bá Hiệp và Trương Thanh Phong, đều sinh năm 1998 là “đầu sỏ”.
Trong quá trình nhậu, Tùng cho rằng Hiệp chửi Nam nên sang nói chuyện nhưng nhóm Hiệp không trả lời. Sau đó, hai bên im lặng nhưng một lúc sau Hiệp lại gọi cho Thanh bảo đang bị đánh thì Thanh cầm dao đến chém tới tấp vào người Tùng khiến cho Tùng bỏ chạy và gọi điện cho Trung ra tiếp ứng.
Trung liền cầm hung khí kêu gọi một người bạn đến giúp Tùng nhưng nhóm của Hiệp phát hiện được nên chống trả quyết liệt. Thanh cầm dao chém vào đầu và tay của Tùng và Trung khiến cho Trung tử vong, còn Tùng bị thương nặng phải đưa đi viện cấp cứu.
Cho đến bây giờ, khi đã tỉnh rượu, Hoàng Văn Khánh (30 tuổi, trú tại thôn Nà Riến, xã Tân Lập, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) vẫn không thể nhớ được tường tận hành vi dùng dao đâm chết Dương Công Trường (29 tuổi) ở cùng thôn. Hôm đó, vào khoảng 22h45 ngày 17/2/2018 (tức mùng 2 Tết Mậu Tuất), sau khi sử dụng rất nhiều rượu cùng một số người bạn ở trong thôn, Khánh và Trường nảy sinh mâu thuẫn. Do uống rượu say, không kiểm soát được bản thân, Khánh đã dùng dao đâm Trường. Vì bất ngờ, nạn nhân không kịp chống đỡ và đã tử vong.
Theo tài liệu điều tra ban đầu, khoảng 20h ngày 19/2 (tức mùng 4 tết), sau khi uống rượu, Phương mò sang nhà bố mẹ vợ tại thôn Tiêu Bảng, xã Yên Trung, huyện Ý Yên (Nam Định). Do mâu thuẫn từ trước, sẵn hơi men, Phương đã dùng dao đâm bố vợ là ông Lê Văn Hải (SN 1950). Ông Hải tử vong tại chỗ. Mẹ vợ Phương là bà Nguyễn Thị Quy (SN 1960), và chị Lê Thị Thiện (em gái vợ Phương) bị đâm trọng thương.
Nguyên nhân đều do “ma men xúi giục”
Trung tá Vy Quang Thanh, Đội trưởng Đội Điều tra án Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, tội phạm cố ý gây thương tích trong dịp Tết trên địa bàn toàn tỉnh có chiều hướng gia tăng do một số thanh, thiếu niên thường sử dụng rất nhiều rượu trong khi đi chúc Tết. Từ đó dẫn đến mất kiểm soát về lý trí và khi chỉ có một xích mích hay va chạm nhỏ xảy ra là dẫn đến xô xát, đánh nhau, thậm chí dẫn đến chết người.
Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn không ý thức được hậu quả của việc sử dụng quá nhiều rượu, bia dẫn đến thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Rượu, bia tác động chủ yếu trên thần kinh trung ương. Ở nồng độ thấp, rượu có tác dụng an thần, làm giảm lo âu. Ở nồng độ cao hơn, rượu gây rối loạn tâm thần, mất điều hòa, không tự chủ được hành động. Khi nồng độ rượu trong máu quá cao, người ta có thể bị hôn mê, ức chế hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng.
Người ta nhận thấy khi nồng độ rượu trong máu đến 30mg/dl sẽ gây phấn chấn, mất kiểm soát, nên người say rượu, bia khi tham gia giao thông dễ gây lỗi nguy hiểm như chạy xe quá tốc độ, vượt ẩu, đi sai phần đường quy định. Khi nồng độ rượu trong máu trên 50mg/dl sẽ gây mất phối hợp động tác, giảm phản xạ. Ở nồng độ trên 100mg/dl máu, rượu gây mất điều hòa động tác, chân tay loạng choạng, nhìn không chính xác, ước lượng sai khoảng cách nên khi điều khiển phương tiện giao thông rất dễ gây tai nạn.
Cũng do rượu gây phấn chấn, mất kiểm soát nên người say rượu có xu hướng dễ kích động ẩu đả. Dịp Tết Mậu Tuất có tới hơn 2000 trường hợp đánh nhau phải nhập viện, gây tử vong mà phần nhiều liên quan đến rượu.
Rượu bia là một phần khó thiếu được trong những cuộc vui, nhưng quá chén rượu bia cũng đã gây ra nhiều tác hại với cả sức khỏe của người uống và an ninh trật tự xã hội. Vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa loại tội phạm này, từng người dân phải nâng cao ý thức, tránh sử dụng rượu, bia say, mất kiểm soát bản thân, khi ân hận thì cũng đã quá muộn.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.