Tỉnh Thái Bình đang chuẩn bị tiến hành khởi công xây dựng một tòa tháp cao 25 tầng với mức đầu tư gần 300 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, tòa tháp được kỳ vọng sẽ là công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của địa phương này.
Phối cảnh Tháp Thái Bình.
Được biết, Tháp Thái Bình sẽ được xây dựng trong khu công viên sinh thái tại phường Hoàng Diệu kết nối với Quảng trường Thái Bình có tượng đài “Bác Hồ với nông dân” tạo thành quần thể các công trình kiến trúc trong khu vực.
Tháp được xây dựng với quy mô 25 tầng, gồm 5 tầng đế, 19 tầng thân và tầng đỉnh. Tổng diện tích sàn xây dựng 16.870m2, chiều cao công trình từ cốt sân lên đỉnh mái 126,39m.
Về công năng sử dụng, từ tầng 1 đến tầng 7 bố trí dịch vụ, thương mại. Từ tầng 8 đến tầng 12 là không gian triển lãm. Từ tầng 13 đến tầng 19 phục vụ dịch vụ văn hóa, du lịch. Tầng 20 là tầng kỹ thuật. Tầng 21 và tầng 22 là tháp chuông thông tầng và không gian tham quan. Từ tầng 23 đến tầng 25 trưng bày phục vụ du lịch, văn hóa.
Toàn bộ kinh phí xây dựng Tháp Thái Bình gần 300 tỷ đồng có thể được huy động từ nguồn xã hội hóa. Sau khi hoàn thành, Tháp Thái Bình sẽ là công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của tỉnh. Ngoài ra, đây cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch khi đến Thái Bình.
Tuyết Hạnh/Xây dựng
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.