Bưu điện tỉnh Thanh Hóa bố trí hơn 800 điểm và hơn 1.100 nhân viên thực hiện việc chi trả tiền hỗ trợ dịch Covid-19 cho các đối tượng thuộc hộ nghèo và cận nghèo.
Trao đổi với PV, Ông Trịnh Phương Nam - Phó giám đốc Bưu điện tỉnh Thanh Hóa cho biết, để chi trả nhanh, kịp thời cho người có công; bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo và cận nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Bưu điện tỉnh Thanh Hóa sẽ bố trí hơn 800 điểm và hơn 1.100 nhân viên thực hiện chi trả.
Cũng theo ông Nam trước đây việc thực hiện chi trả cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội Bưu điện bố trí khoảng 650 điểm với khoảng 800 - 900 nhân viên thực hiện. Tuy nhiên do tăng thêm số lượng hộ nghèo, cận nghèo, để đảm bảo công tác chi trả nhanh, kịp thời, đúng với yêu cầu phòng chống dịch Covid-19, Bưu điện sẽ bố trí giãn cách với trên 800 điểm chi trả và hơn 1.100 nhân viên thực hiện".
Bưu điện tỉnh Thanh Hóa cũng xây dựng các phương án báo cáo UBND cấp huyện để UBND huyện có văn bản chỉ đạo các xã phối hợp, hỗ trợ với Bưu điện trong công tác chi trả, đảm bảo các điều kiện tại nơi chi trả, sắp xếp thời gian hợp lý để, giãn cách chi trả cho các đối tượng theo phố/thôn/bản đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch Covid-19...
Theo số liệu thống kê, tỉnh Thanh Hóa có 72.225 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; 200.862 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo: 539.161 (hộ nghèo: 112.527 người; hộ cận nghèo: 426.634 người). Tổng kinh phí dự kiến chi trả cho 3 nhóm đối tượng trên hơn 800 tỷ đồng.
Thực hiện kế hoạch 99/KH-UBND ngày 29/4 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, theo kế hoạch từ ngày mùng 1 đến 3/5 thực hiện niêm yết công khai danh sách đối tượng người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn, nhà văn hóa thôn, bản, khu phố và hệ thống truyền thanh của cơ sở để người dân tham gia giám sát.
Ngày 4/5, UBND các xã, phường, thị trấn hoàn thành việc tổng hợp, báo cáo danh sách đối tượng được hỗ trợ và nhu cầu kinh phí hỗ trợ (3 tháng) về UBND huyện, thị xã, thành phố qua Phòng LĐ-TB&XH và Phòng Tài chính - Kế hoạch.
Ngày 5/5, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ và dự toán nhu cầu kinh phí hỗ trợ cho các nhóm đối tượng gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Ngày 7/5, trên cơ sở quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh phân bổ kinh phí hỗ trợ đối tượng để UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chi trả theo Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh.
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tổ chức chi trả 3 tháng hỗ trợ cho đối tượng trong cùng một lần chi trả, đảm bảo hoàn thành trước ngày 10/5.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.