Cơ bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp, nhưng vẫn gây mưa lớn gây ngập úng hàng nghìn hét ta hoa màu ở vùng đồng bằng và cô lập một số bản ở miền núi.
Để hạn chế thiệt hại của do bão số 3 gây ra, ngày 18/7, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã có công điện chỉ đạo các địa phương chủ động ứng phó. Đặc biệt là những nơi nguy cơ bão sẽ đổ bộ vào.
Ghi nhận tại một số xã ở ven biển, đến chiều ngày 18/7, các tàu thuyền đã được đưa lên bờ, neo âu trú bão an toàn để tránh thiệt hại về người và tài sản.
Tính đến thời điểm hiện tại, mưa lớn đã gây ngập úng hàng nghìn hét ta lúa non tại một số huyện vùng trũng như Nông Cống, Hà Trung, Quảng Xương. Để tránh thiệt hại nặng, các địa phương đã chủ động dùng máy bơm hút nước ra ngoài đồng ruộng.
Cụ thể tính đến chiều ngày 19/7 đã có hai căn nhà ở huyện Tĩnh Gia và Yên Định bị đổ sập, hai nhà tạm khác trên địa bàn huyện Như Thanh và Vĩnh Lộc cũng bị đổ hoàn toàn, có 465 nhà tại huyện Tĩnh Gia và 16 điểm dân cư thuộc Thành Phố Sầm Sơn bị ngập, gần 10ha lúa bị ngập nước, 900ha hoa màu bị hư hại, 108ha diện tích thủy sản bị tràn, sạt lỡ 493m kênh mương nội đồng, các tuyến Quốc Lộ 15C, 217, tỉnh lộ 512D... bị sạt lở ta luy.
Tại một số huyện miền núi, mưa lớn đã khiến một số bản ở các xã Xuân Chinh, Xuân Lẹ, Xuân Lộc của huyện Thường Xuân bị chia cắt. Riêng xã Luận Khê bị cô lập cả xã, do nước lớn gây ngập lụt cầu Cửa Dụ, thuộc Luận Thành 1, nằm trên thuộc Quốc 15c. Đây là tuyến đường duy nhất từ Luận Khê đi các nơi khác.
Ông Lương Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Luận Khê cho biết: “Mấy ngày nay nước lên cao nên toàn bộ xã bị cô lập, xã đã chỉ đạo cán bộ túc trực hai bên cầu để khuyến cáo mọi người không nên đi qua”.
Bão số 3 đi qua, tuy không thiệt hại về người nhưng gây mưa lớn làm ngập úng hàng nghìn hét ta hoa màu của người dân và khiến một số bản ở miền núi bị cô lập.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.