Tính đến 6 giờ ngày 7/5, Việt Nam ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc Covid-19 trong cộng đồng ở Thanh Hóa, có liên quan chuyên gia Trung Quốc nhập cảnh, từng cách ly tại Yên Bái.
Ca bệnh 3091 (BN3091) ghi nhận tại tỉnh Thanh Hóa là bệnh nhân nam, 42 tuổi, địa chỉ tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Bệnh nhân là F1 của chuyên gia Trung Quốc, nhập cảnh cách ly tại tỉnh Yên Bái.
Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 6/5 dương tính với SARS-CoV-2, hiện bệnh nhân được đưa đi cách ly, điều trị tại Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
Tính đến sáng 7/5, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 3.091 ca mắc Covid-19, trong đó có 1.691 ca lây nhiễm trong nước. Từ ngày 29/4 đến nay, Bộ Y tế công bố 121 trường hợp lây nhiễm cộng đồng từ các ổ dịch khác nhau.
Chùm ca bệnh liên quan Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tới nay đã phát hiện tổng cộng 60 ca là y bác sĩ, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, trong đó 38 ca cách ly, xét nghiệm tại bệnh viện, 22 ca ghi nhận tại các tỉnh thành.
Về tình hình điều trị, các cơ sở y tế đã chữa khỏi cho 2.560 bệnh nhân Covid-19. Những người chưa khỏi bệnh có 38 ca ba lần âm tính SARS-CoV-2 liên tiếp, 12 ca đã âm tính lần hai và 24 ca âm tính lần đầu.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe trên cả nước là 40.736 người. Trong đó, 560 người cách ly tại bệnh viện, 21.733 người cách ly tập trung tại cơ sở khác, 18.443 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú
Trong ngày 6/5, có thêm 105.767 người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, nâng tổng số người được tiêm lên 747.827 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, công an, bộ đội.
Theo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong ngày 6/5, Việt Nam có thêm 105.767 người tại 57 tỉnh, thành được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
Như vậy, đến nay, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã thực hiện tiêm vắc xin đợt 1 và tại các tỉnh thành cho 747.827 người.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid -19. Tối ngày 6/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa có công điện khẩn yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch, trong đó yêu cầu tạm dừng một số dịch vụ không cần thiết.
Công điện nêu rõ, hiện nay dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, đã xuất hiện ở 17 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 1 ca dương tính với Covid-19, đã được đưa vào khu cách ly tập trung, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh là rất lớn.
Do vậy để tăng cường phòng, chống dịch Covid-19, hạn chế tối đa lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu dừng một số dịch vụ không thiết yếu như: Quán bar, karaoke, xông hơi, massage, spa, phòng tập gym, yoga, bi-a, các cơ sở cung cấp trò chơi điện tử, điểm truy cập internet trên địa bàn tỉnh, tới khi có thông báo mới.
Tạm dừng tổ chức các lễ kỷ niệm, mít tinh, các hội nghị, cuộc họp không thật sự cần thiết. Khuyến cáo người dân không đi, đến các vùng có dịch đã được Bộ Y tế công bố ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Trường hợp cần thiết, nếu đi, đến các vùng có dịch phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, bảo đảm an toàn và khi về phải thực hiện khai báo y tế với cơ quan y tế địa phương.
Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, nhất là biện pháp 5K trên địa bàn tỉnh.
Tất cả các cấp, các ngành chủ động xây dựng phương án, kịch bản, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, vật tư, để sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.