Ngày 13/3, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân ký, ban hành quyết định công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã Thanh Xuân. Địa phương cuối cùng của huyện miền núi qua 30 không phát sinh DTLCP.
Đi đôi với tăng cường lấy mẫu giám sát, bảo đảm nề nếp, hiệu quả hoạt động của các trạm, chốt kiểm dịch động vật, chất lượng hoạt động của các đội kiểm dịch lưu động; Thanh Hóa huy động hệ thống chính trị cùng nông hộ, chủ trang trại, doanh nghiệp quyết liệt thực thi đồng bộ các biện pháp chống dịch; đã cấp 210.685 lít hóa chất, gần 1.267 tấn vôi bột để khoanh vùng, dập dịch, làm vệ sinh môi trường, khử trùng, tiêu độc các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn, các sản phẩm của lợn. Đến thời điểm này đã có 27 huyện, thị xã, thành phố và 457 xã ở Thanh Hóa đã công bố hết DTLCP.
Đầu tháng 2/2020, bệnh cúm gia cầm A/H5N6 đã phát sinh và lũy kế dịch bệnh này đã xảy ra trên đàn gia cầm của 55 hộ chăn nuôi ở 24 thôn, 18 xã, thuộc 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa. Lực lượng phòng chống dịch buộc phải tiêu hủy 61.611 con vịt, ngan; 12.004 con gà và 1.175 con chim có dấu hiệu mắc bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.