Người đứng đầu Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận thông tin Cty TNHH phát triển công nghệ (CFTD) ngang nhiên xây dựng công trình Le Mont Bavi Resort & Spa - resort không phép giữa Vườn quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, TP Hà Nội với hàng chục khách sạn, biệt thự đã gần như hoàn tất và đưa vào sử dụng, ngày 29/2/2016 Thanh tra Sở đã khẩn cấp cử cán bộ phối hợp với Đội Thanh tra Ba Vì tiến hành xác minh làm rõ vụ việc.
Thông tin ban đầu do Chủ đầu tư cung cấp đang được lực lượng thanh tra thực thi công vụ kiểm chứng: Chủ đầu tư có tên là Ngọc Anh, người đã từng nổi tiếng với thương vụ in tiền Polime tại Australia trước đây.. Công ty CFTD có ký liên kết khai thác du lịch sinh thái với Vườn Quốc gia Ba Vì; Công trình được xây dựng từ năm 2008 đến năm 2013, đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định đánh giá tác động môi trường; Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt Quy hoạch 1/2000
Vườn Quốc gia Ba Vì được biết đến như một địa danh thiêng liêng của thủ đô và cả nước, nơi có đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đền thờ đức Thánh Tản Viên..., được thành lập từ năm 1991 với tên gọi ban đầu là “khu rừng cấm quốc gia Ba Vì”. Hiện nay, tổng diện tích của vườn là 10.814 ha thuộc địa giới hành chính của 16 xã thuộc 3 huyện của TP.Hà Nội và 2 huyện của tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thủ đô 50km về phía tây, là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy như Thiên Sơn - Suối Ngà, Ao Vua, Khoang Xanh, Hồ Tiên Sa... Vườn bao gồm 3 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trên cốt 400, phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400, phân khu dịch vụ hành chính. Vườn có chức năng trồng, bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên vốn vô cùng phong phú, di tích lịch sử, nghiên cứu khoa học kết hợp với tham quan, học tập và du lịch. |
Hải Đăng/Xây dựng
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.