Các hộ sản xuất cam Nam Đông và các đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tìm cách tháo gỡ những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nông sản này.
Cam Nam Đông đã được cấp có thẩm quyền chứng nhận nhãn hiệu Tập thể cho sản phẩm Cam Nam Đông; đã tiến hành cấp tem truy xuất nguồn gốc cho các cơ sở đủ điều kiện.
Theo tìm hiểu, năm nay cam Nam Đông được mùa và đang vào chính vụ thu hoạch. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và thời tiết mưa kéo dài nhiều ngày, hàng trăm tấn cam Nam Đông đang gặp khó trong việc tiêu thụ.
Ông Nguyễn Đức Hạ (trú tại xã Hương Xuân) cho biết, gia đình ông trồng được 3 ha với 1.500 cây cam. Ước tính năm nay vườn cam của gia đình ông thu hoạch được khoảng 90 tấn. Hiện tại, gia đình ông cũng như các hộ trồng cam trên địa bàn đang phải đối mặt với vấn đề tiêu thụ cho sản phẩm nông sản này.
Vừa qua, có nhiều đơn vị, tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên - Huế biết đến vấn đề này và tìm đến hỗ trợ người dân tiêu thụ cam Nam Đông, như: Tỉnh Đoàn, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, siêu thị Big C Huế… trong đó, đến nay Tỉnh Đoàn Thừa Thiên - Huế đang là đơn vị hỗ trợ tốt nhất cho bà con nông dân trong vấn đề này, ông Nguyễn Đức Hạ thông tin.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Hạ, việc tiêu thụ cam Nam Đông đang gặp nhiều khó khăn bởi thời tiết, dịch bệnh và những rào cản về quy định tiêu thụ sản phẩm. Điển hình như, để có thể đưa vào bày bán tại siêu thị Big C Huế sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn VietGAP, có tem nhãn hoặc chỉ dẫn địa lý về sản phẩm… tuy nhiên, nhiều hộ trồng cam tại Nam Đông chưa đạt được những điều này.
“Để giải quyết những khó khăn này, tôi nghe nói Big C Huế tạm thời miễn các yêu cầu trên đối với sản phẩm cam Nam Đông và đang tiến hành ký kết hợp đồng tiêu thụ với giá là 22.000 đồng/1kg cam loại 1. Về cơ bản bán với giá này thì người trồng cam cũng có thể chấp nhận được”, ông Nguyễn Đức Hạ cho hay.
Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trần Đức Minh phân tích, với sản lượng lên đến hàng trăm tấn, nếu chỉ tiêu thụ nội tỉnh trong thời gian ngắn là một áp lực lớn; nhưng, để có thể tiêu thụ ngoài tỉnh thì phải đối mặt với chi phí vận chuyển, công tác bảo quản sản phẩm trên đường vận chuyển.
Hiện tại, sau khi thu hoạch xong, nếu chưa được tiêu thụ ngay thì bà con nông dân phải vận chuyển cam về nhà, trải bạt và đổ cam ra đây để hong khô bằng quạt điện. Các ông Nguyễn Đức Hạ và Trần Đức Minh lý giải rằng, người dân phải làm vậy để cam được khô, hạn chế hiện tượng hư hỏng và giữ được độ ngon ngọt của chúng.
Anh Hoàng Vĩnh Phú, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, kể từ ngày 01/10 đến nay, Ban Thường vụ tỉnh Đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh tổ chức chương trình kết nối hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Cam Nam Đông.
Sau một tuần thực hiện, ban tổ chức đã kết nối tiêu thụ được 25 tấn cam. Cùng với đó, mỗi ngày, đơn vị đã huy động khoảng 100 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia hỗ trợ trong việc vận chuyển tiêu thụ sản phẩm Cam Nam Đông.
Phía UBND huyện Nam Đông cho biết, hiện nay, đã vào chính vụ thu hoạch, nhằm kịp thời hỗ trợ kết nối và tiêu thụ sản phẩm cam Nam Đông, huyện đã tích cực xây dựng kế hoạch, kêu gọi các đơn vị, nhà phân phối hỗ trợ kết nối và tiêu thụ sản phẩm cam Nam Đông cho nông dân.
Cùng với đó, trong văn bản số: 1350/UBND-KTHT ngày 04/10 về việc thông tin “Coopmart Huế chung tay giải cứu cam cho bà con xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông”, UBND huyện Nam Đông khẳng định, địa phương chưa có chủ trương giải cứu sản phẩm cam Nam Đông, qua đó, yêu cầu phía Siêu thị Co.opmart Huế gỡ bỏ hình ảnh, nội dung ghi: Coopmart Huế chung tay giải cứu cam cho bà con xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.