Thí điểm mô hình 'Tổ liên gia an toàn PCCC' đầu tiên tại khu vực phố cổ
UBND phường Hàng Gai phối hợp với Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (Công an quận Hoàn Kiếm) đã triển khai lắp đặt chuông báo cháy, thiết bị PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho các gia đình trên địa bàn.
Liên kết chuông báo cháy ở các gia đình
Theo đó, mỗi hộ gia đình trên địa bàn được trang bị 1 bình chữa cháy xách tay và 1 dụng cụ phá dỡ như: Xà beng, kìm cộng lực, búa...
Bên cạnh đó, mỗi hộ gia đình cũng được lắp đặt 1 chuông báo cháy tại tầng 1 tòa nhà; lắp đặt 2 nút ấn báo cháy (1 nút bấm ở trong nhà, 1 nút ấn ngoài nhà) ở các vị trí phù hợp tại mỗi hộ gia đình.
Đặc biệt, mô hình này có nút ấn và chuông báo cháy giữa các hộ gia đình trong tổ liên gia được liên kết với nhau, vì vậy, khi ấn bất kể nút ấn nào thì toàn bộ chuông của các hộ gia đình đều phát tín hiệu.
Các thành viên hộ gia đình cũng được hướng dẫn và cài đặt, sử dụng thành thạo ứng dụng trên điện thoại thông minh qua Ứng dụng báo cháy 114. Trong đó, danh sách thành viên trong tổ liên gia được cập nhật để sử dụng tính năng "Tôi an toàn", thông báo an toàn khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố.
Ngoài ra, tổ liên gia có thể trang bị thêm các phương tiện chữa cháy khác: Bình chữa cháy đặt dọc theo đường ngõ; khu vực có trụ nước chữa cháy có thể trang bị vòi, thiết bị mở khóa; khu vực có ao, hồ, bể nước có thể trang bị máy bơm chữa cháy khiêng tay, lăng, vòi chữa cháy.
Mỗi hộ gia đình được hướng dẫn thực hiện tốt các điều kiện an toàn PCCC bố trí mặt bằng, hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn về PCCC; sắp xếp vật dụng, thiết bị, chất dễ cháy gọn gàng, không cản trở lối và đường thoát nạn, không để gần nguồn lửa, nguồn nhiệt… Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các phương án thoát nạn qua cửa chính, cửa phụ, qua ban công, qua nhà hàng xóm liền kề, lối lên mái, sử dụng thang dây.... phòng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra và phổ biến đến tất cả các thành viên trong gia đình.
Ông Nguyễn Mạnh Linh, Chủ tịch UBND phường Hàng Gai cho biết, đây là địa bàn đầu tiên của thành phố triển khai thí điểm mô hình này. Đối với đặc thù địa bàn nhỏ hẹp, các hộ gia đình sống xen kẽ, nhiều ngõ sâu, nhỏ nên việc đưa mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” vào thí điểm và tiến tới phổ biến diện rộng là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với đặc thù của phường. Mô hình sẽ giúp phát hiện và thông báo sự cố cháy nhanh nhất. Từ đó, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy nổ, lây lan đám cháy.
Chia sẻ về mô hình mới này, ông Trần Ngọc Tấn, Tổ trưởng “Tổ liên gia an toàn PCCC” của Tổ dân phố số 4 phường Hàng Gai cảm thấy rất vui mừng và lạc quan với mô hình liên kết các gia đình trong công tác đảm bảo an toàn cháy nổ như thế này; đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” thật sự sẽ giúp cho người dân khu vực phố cổ chủ động hơn, đoàn kết hơn…
Với các biện pháp trên, khi xảy ra cháy nổ, mọi người sẽ đồng thời được báo động và chủ động xử lý đám cháy trong khả năng của mình. Và điều đặc biệt hơn nữa mà ông Tấn cùng người dân ở đây cảm thấy hài lòng là việc kiểm tra, kiểm soát, thông báo tình hình PCCC của mỗi thành viên, mỗi gia đình thông qua Ứng dụng báo cháy 114 trên điện thoại.
Nếu mô hình PCCC mới đạt hiệu quả cao, Công an quận Hoàn Kiếm sẽ báo cáo TP Hà Nội để mở rộng mô hình tới các quận, huyện khác trong thời gian tới.
Lại cháy chung cư ở Hà Nội, 4 người mắc kẹt trong căn hộ tầng 10
Vụ hỏa hoạn xuất phát từ một căn hộ ở tầng 10 của chung cư số 197 đường Trần Phú (Hà Đông). Cảnh sát huy động 5 xe chuyên dụng tới hiện trường để chữa cháy, giải cứu các nạn nhân.
Khoảng 5h ngày 30/8, hỏa hoạn xảy ra tại chung cư số 197 đường Trần Phú (phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội).
Ngọn lửa bùng lên từ căn hộ tại tầng 10 của tòa nhà. Nhận tin báo, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đã điều động 4 xe chuyên dụng cùng xe thang tới hiện trường để dập lửa.
Lực lượng chức năng sau đó phải sử dụng họng nước ở vách tường tầng 10 để dập tắt đám cháy. Công an quận Hà Đông cho hay 4 người mắc kẹt trong căn hộ đã được cứu ra ngoài an toàn.
Vụ hỏa hoạn không gây thương vong về người nhưng khiến nhiều đồ đạc phía trong căn hộ ở tầng 10 bị thiêu rụi. Cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận về nguyên nhân vụ cháy.
Hà Đông: Ra mắt "Tổ liên gia an toàn phòng cháy" tại phường Vạn Phúc
Thực hiện Kế hoạch 190 của Công an TP Hà Nội, UBND quận Hà Đông về tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), sáng cùng ngày Công an quận Hà Đông phối hợp với UBND phường Vạn Phúc đã triển khai mô hình “Tổ liên gia an toàn về PCCC” với 9 hộ gia đình tại Tổ dân phố Bạch Đằng và phố Lụa Vạn Phúc.
Đây là khu vực đông dân cư và hộ kinh doanh sản xuất. Các mặt hàng lụa dễ cháy và có nguy cơ cháy nổ cao. Mỗi hộ gia đình ở đây đều tự trang bị các thiết bị PCCC như: Bình cứu hỏa, kìm cắt cửa, xà beng, búa. Các hộ được bố trí chuông báo cháy ở tầng 1 và các thành viên của hộ gia đình được tập huấn về cách PCCC&CHCN, cài đặt ứng dụng áp báo cháy 114 và phần mềm báo cháy qua điện thoại.
Khi 1 hộ xảy ra cháy nổ, người phát hiện báo cháy ấn chuông báo cháy cho các gia đình xung quanh cùng biết, báo cho lực lượng PCCC&CHCN qua số máy 114 hoặc app báo cháy 114. Tổ trưởng Tổ liên gia có trách nhiệm chỉ huy PCCC&CHCN, thông báo cho lực lượng Công an phường. Khi có Công an phường thì báo cáo tình hình và bàn giao quyền chỉ huy cho công an.
Thông qua mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” phường Vạn Phúc sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền PCCC&CHCN trên địa bàn với phương châm “4 tại chỗ”, đảm bảo kịp thời xử lý đám cháy mới xảy ra, không để cháy lớn, hạn chế thấp nhất thiệt hạn cả người và tài sản cho Nhân dân.
Ngay tại buổi mắt mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” tại Vạn Phúc, các phường còn lại trên đại bàn quận Hà Đông đã ký cam kết thành lập mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”.
Sau khi ra mắt mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”, tại phố lụa Vạn Phúc, phường Vạn Phúc đã tổ chức diễn tập PCCC&CHCN, với tình huống một nhà bị rò rỉ khí gas trong quá trình đun nấu xảy ra cháy. Có 3 người trong tầng 1 đã thoát nạn ra ngoài. Trên tầng 2 có 2 người bị mắc kẹt. Gia đình có cháy đã kịp thời báo cháy cho các gia đình trong khu vực và thành viên Tổ liên gia PCCC.
Khi nhận được tin cháy, Tổ liên gia PCCC đã kịp thời phối hợp với Đội PCCC&CHCN tự nguyện trong khu dân cư dập tắt đám cháy và cứu người thoát nạn trên tầng 2 bằng thang nhôm.
Giai đoạn 1 quận Hà Đông tổ chức thí điểm ra mắt mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” tại Vạn Phúc. Sau đó, quận Hà Đông sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm từ mô hình điểm và triển khai thành lập “Tổ liên gia PCCC” ở mỗi phường và xong trước ngày 15/10/2022.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.