Chính quyền Đông Hưng thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) tạm dừng thông quan đối với mặt hàng thanh long của Việt Nam trong 1 tuần, kể từ ngày 15/9, do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì.
Bộ Công Thương vừa nhận được thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh về việc chính quyền Đông Hưng, Quảng Tây (Trung Quốc) thông báo tạm dừng thông quan nhập khẩu đối với mặt hàng thanh long của Việt Nam qua khu vực cầu phao tạm Đông Hưng (phía Việt Nam là điểm xuất hàng Km3+4, Quảng Ninh) trong vòng 7 ngày, từ ngày 15-21/9/2021 do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì bọc quả thanh long và thùng carton đựng thanh long nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo thông báo của chính quyền Đông Hưng, sau 23 giờ ngày 21/9, mặt hàng thanh long sẽ tự động được khôi phục thông quan nhập khẩu qua địa điểm này.
Đóng gói thanh long ruột đỏ để xuất khẩu. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Tuy nhiên, nếu tiếp tục phát hiện virus SARS-CoV-2 (bằng phương pháp xét nghiệm PCR) trên thanh long hoặc mặt hàng khác, cơ quan phòng chống dịch Covid-19 chính quyền Đông Hưng sẽ gia hạn thời gian tạm dừng thông quan nhập khẩu thêm 1 tuần đối với mặt hàng đó. Nếu phát hiện 3 lần dương tính, mặt hàng đó sẽ bị tạm dừng thông quan 4 tuần.
Vì vậy, Sở Công Thương Quảng Ninh đã có văn bản thông báo tới Sở Công Thương các địa phương, doanh nghiệp, thương nhân thường xuyên hoạt động xuất khẩu tại điểm xuất hàng Km3+4 để chủ động phương án phân luồng hàng hóa.
Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long chủ động theo dõi, cập nhật thông tin và trao đổi với đối tác Trung Quốc để thay đổi địa điểm giao nhận hàng phù hợp.
Đồng thời, yêu cầu các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp học tập kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang chủ động kiểm tra, rà soát quy trình thu hoạch, đóng gói, chế biến và vận chuyển nông sản, nhất là trái cây để giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh dịch COVID-19./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…