Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 12 năm 2019 | 13:36

Thú vị tham quan Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn

Đến đây, du khách vừa có thể tham quan những công trình kiến trúc cổ kính như cầu ngói Thanh Toàn, các ngôi chùa, đình làng, nhà thờ họ, vừa có thể dạo chơi chợ quê, thăm thú cảnh đồng quê, sông nước và thưởng thức những món ăn dân dã đậm chất thôn quê.

tr9.JPG

Xay lúa ở khu vực Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn.

 

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 6km, làng cổ Thanh Toàn (tại làng Thanh Thủy Chánh, còn gọi là làng Thanh Toàn, thuộc xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế) nổi tiếng là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước với những phiên chợ quê vừa đậm chất thôn quê, dân dã, vừa tưng bừng không khí lễ hội, nhất là vào các dịp diễn ra Festival Huế. Năm 2017, điểm du lịch cộng đồng làng Thanh Thủy Chánh là một trong ba điểm của Việt Nam được nhận giải Khu du lịch cộng đồng ASEAN.

Đời sống, văn hóa của nông dân xưa qua 200 hiện vật

Chúng tôi rất ngỡ ngàng và thú vị khi tham quan Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn tọa lạc gần khu vực Cầu ngói Thanh Toàn. Nơi đây tái hiện những câu chuyện sinh hoạt, lao động ở làng quê Thanh Toàn thông qua trưng bày các loại “nông ngư cụ” truyền thống. Không gian trưng bày giới thiệu đến người xem hơn 200 hiện vật và gần 100 bức ảnh đã được chọn ra để trưng bày là những vật dụng quan trọng, luôn đồng hành, gắn bó lâu đời với người dân. Các hiện vật được xếp ngăn nắp, gọn gàng, theo chủ đề.

 

trrr.JPG
Cái quạt lúa cho sạch.

 

Bà Nguyễn Thị Kiệm, thuyết minh viên của cộng đồng du lịch Thanh Toàn cho hay, làng Thanh Toàn hiện có khoảng 3.000 hộ dân, sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Những lúc nông nhàn, người dân địa phương còn làm thêm các nghề phụ như chằm nón, làm bánh, rèn các đồ nông cụ… Nhà trưng bày nông cụ được xây dựng từ năm 2004, đến năm 2006 đưa vào hoạt động, trùng tu và tôn tạo từ cuối năm 2014, giới thiệu về lịch sử, văn hóa, nghề nông, đánh bắt cá và đời sống thường ngày của cư dân trong làng.

“Thời kỳ chưa công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì người ta dùng những dụng cụ thô sơ như thế này để xay lúa, giã gạo, rồi những dụng cụ cày bừa, trục, đạp nước. Những dụng cụ này gắn liền với đời sống thường ngày của người dân nơi đây, được bà con lưu giữ, sau đó hiến tặng cho Nhà trưng bày nông cụ. Ở đây không chỉ trưng bày nông cụ, mà còn là nơi giới thiệu về đời sống văn hóa của người dân vùng Thanh Toàn  với du khách trong và ngoài nước… “, bà Nguyễn Thị Kiệm cho hay.

 

tr9b.JPG
Cày, bừa, oi (ách) trưng bày trong Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn.

 

Khung cảnh làng quê Thanh Toàn và đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây được tái hiện qua những đồ vật như cối xay lúa bằng tre, cối đá, bát đĩa sứ, nồi đất, nồi đồng…; những nông cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như cày, bừa, cuốc, xe đạp nước, quang gánh, xe quạt lúa, gàu sòng; những dụng cụ đánh bắt cá như nhủi, lưới, nơm, giỏ... Ở mỗi không gian giới thiệu hiện vật đều được chú thích rất rõ để du khách và người xem có thể chiêm nghiệm.

Trong nhà trưng bày nông ngư cụ còn có khu trưng bày hiện vật phản ánh nét văn hóa của địa phương như cưới hỏi, các lễ hội như bài chòi, hội đua Ghe. Cùng với đó là khu trải nghiệm về ngư nghiệp, nơi mà du khách có thể cùng người dân địa phương trải nghiệm hoạt động đánh bắt cá, chơm, nẹp, xáo, làm bánh, chằm nón, xay lúa, giã gạo...

Cuối cùng là khu mà người dân địa phương tái hiện các làn điệu dân ca địa phương như hò xay lúa, hò giã gạo, hò ru em...

Đưa du khách trở về quá khứ của “làng Việt” xưa

 

tr9c.jpg
Du khách nước ngoài “trải nghiệm” với áo tơi.

 

Tham quan không gian trưng bày, nhiều người không khỏi bồi hồi, xúc động khi thấy lại không gian sinh hoạt của làng Việt xứ Huế xưa, những vật dụng quen thuộc một thời: những cái nơm, cái chẹp bắt cá, những cái thúng, mủng, dần, sàn, oi, rớ…, xe đạp nước để tưới tiêu; nông cụ thu hoạch, tuốt, tách hạt và bảo quản nông sản; nông cụ dùng trong đánh bắt, khai thác thủy sản. Trưng bày cũng giới thiệu những hình ảnh tư liệu về quá trình sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Những hiện vật trưng bày tại đây còn là sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Với một số du khách sinh sống ở khu vực thành thị, những hiện vật này vô cùng lạ lẫm. Em Gia Hân, học sinh lớp 8, Trường THCS Hoàng Dư Khương (quận Cẩm Lệ - TP. Đà Nẵng) nói: “Đây là lần đầu tiên em được xem trực tiếp nhiều loại nông, ngư cụ như vậy. Rất lạ lẫm và thú vị để hiểu thêm về đời sống nông thôn của ông cha ta trước đây”.

 

tr9d.JPG
Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn.

 

“Rất có ý nghĩa khi cho con mình trải nghiệm những hoạt động như đạp nước, giã gạo, cất rớ… tại đây. Điều này giúp con hiểu hơn về cuộc sống của những người nông dân một nắng hai sương mà bấy lâu nay chỉ biết qua sách vở”, anh Nguyễn Quang Huy (Lê Thánh Tôn - TP. Huế) chia sẻ.

Ông Nguyễn Mậu Hòa, Phó chủ tịch UBND xã Thủy Thanh, cho biết: Chúng tôi đã xây dựng một nhà trưng bày các nông cụ của người dân Thanh Toàn ngày xưa. Các nông, ngư cụ đó giúp du khách biết được những sinh hoạt, lao động, văn hóa của người dân ở đây. Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn được khách du lịch đánh giá là điểm tham quan hấp dẫn. Mỗi ngày, nơi đây đón hơn 100 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm cuộc sống nông thôn Thanh Toàn.

 

 

 

Tiên Sa
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top