Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố “các cuộc chiến thương mại là khá dễ dàng để chiến thắng”.
Thực tế mà nói, ông Trump không hề giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh thương mại. Bất chấp thực tế rằng, các đòn thuế quan của ông Trump đã gây tổn hại tới Trung Quốc và nhiều nền kinh tế nước ngoài khác, nhưng các đòn thuế quan đó cũng tác động đến chính nước Mỹ. Các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng dự trữ New York ước tính, trung bình các hộ gia đình sẽ phải chi tiêu nhiều hơn 1.000 USD mỗi năm vì giá cả tăng cao do các cuộc chiến thương mại hiện nay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Axios |
Đòn thuế quan tác động ngược trở lại Mỹ
Tất cả các đòn thuế quan đối với Canada và Mexico nhằm buộc họ phải tái đàm phán Thỏa thuận tự do thương mại Bắc My (NAFTA) đã dẫn tới một thỏa thuận mới tương tự như thỏa thuận cũ mà bạn phải cần một chiếc kính lúp mới nhận thấy sự khác biệt. (Thỏa thuận mới thậm chí có thể còn không qua được cửa Quốc hội).
Mexico là một nền kinh tế nhỏ bên cạnh một nền kinh tế lớn, vì thế bạn có thể nghĩ, ông Trump cảm thấy Mexico dễ bị hăm dọa. Thế nhưng gần như tất cả các bang của Mỹ đều có thể bị ảnh hưởng nếu tăng thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico bởi các nhà sản xuất phải phụ thuộc vào nguồn hàng giá rẻ nhập từ nước láng giềng.
Một ví dụ khác, Trung Quốc là một nền kinh tế lớn thực sự. Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn là nhập khẩu từ Mỹ. Điều đó cho thấy áp lực thuế quan đối với Trung Quốc là tương đối lớn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí tại G20 ở Osaka Nhật Bản hồi cuối tháng 6 rằng, hai bên sẽ khôi phục các cuộc đàm phán thương mại, nhưng con đường tới sự chấm dứt thương chiến vẫn còn mờ mịt. Thỏa thuận mà 2 nhà lãnh đạo đạt được tại Osaka cũng chỉ tương tự như thỏa thuận mà họ đã đạt được ở Hội nghị Thượng đỉnh G20 trước đó hồi tháng 12/2018 ở Buenos Aires, Argentina.
Các đòn thuế quan nhập khẩu vẫn có hiệu lực. Thỏa thuận ở Osaka chỉ là Mỹ hoãn tăng thuế đối với 300 tỷ USD đối với hàng hóa khác từ Trung Quốc. Nhưng nó không đảo ngược lại các biện pháp trước đó: 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc bị tăng thuế từ 10% lên 25% sau vòng đàm phán thất bại hồi tháng 5/2019.
Ông Trump từng tuyên bố Trung Quốc là bên chịu tổn hại khi Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nhập khẩu tại Mỹ cũng phải chịu tác động khi thuế tăng và người tiêu dùng Mỹ phải chịu mức giá cao hơn.
Sự phản đối cuộc chiến thương mại của ông Trump đang ngày càng gia tăng bên trong nước Mỹ. Phòng Thương mại Mỹ, một trong những hành lang doanh nghiệp quyền lực nhất của Mỹ, đã kêu gọi đảo ngược tất cả các đòn thuế quan mà Mỹ đã áp trong 2 năm qua.
Bài học từ những thất bại trong lịch sử
Đây không phải lần đầu tiên Mỹ có cuộc chiến thương mại với các nước khác.
Chủ nghĩa bảo hộ từng được đảng Cộng hòa và Nghị sĩ bang Ohio William McKinley (người sau này trở thành Tổng thống) thúc đẩy với chính sách thuế quan năm 1890, tăng thuế trung bình đối với hàng nhập khẩu đến gần 50%.
Chính sách thuế quan khi đó đã khiến giá tiêu dùng và lạm phát ở Mỹ tăng cao, dư luận phản ứng gay gắt. Kết quả là đảng Cộng hòa mất đa số ghế trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1890, và sau đó tiếp tục thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 1892. Chính sách tăng thuế đến 50% đối với hàng nhập khẩu sau đó đã bị bãi bỏ vào năm 1894.
Một bài học khác là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Canada năm 1930 - cuộc chiến thương mại nổi bật nhất của thế kỷ 20 với luật thuế quan Smoot-Hawley của Mỹ, áp đặt mức thuế cao đối với khoảng 20.000 mặt hàng nhập khẩu. Canada - đối tác thương mại lớn của Mỹ, trả đũa bằng cách tăng thuế đánh vào hàng nhập khẩu của Mỹ, khiến hàng hóa Mỹ vào Canada giảm 61% từ năm 1929 đến năm 1933. Cuộc chiến thương mại khi đó cũng khiến xuất khẩu của Canada vào Mỹ giảm mạnh, dẫn tới việc Canada đi tìm thị trường xuất khẩu sang Anh.
Lịch sử cho thấy, cả Mỹ và Canada đều không phải là bên thắng trong cuộc chiến thương mại 1930. Ngược lại, chiến thắng lại rơi vào tay những nước không tham gia chiến tranh thương mại, trong đó có Anh.
Sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tháng 6 tại Osaka, Tổng thống Trump nói rằng, Trung Quốc đã cam kết sẽ mua nhiều hàng hóa hơn, trong đó có hàng nông sản từ Mỹ.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, nếu các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn không thể đem lại sự đột phá, Trung Quốc có thể sẽ đảo ngược quyết định. Điều này cũng còn phải phụ thuộc vào việc Mỹ có nới lỏng quy định cấm bán linh kiện cho công ty công nghệ Huawei của Trung Quốc hay không.
Nếu Trung Quốc đảo ngược quyết định mua thêm hàng nông sản từ Mỹ, Tổng thống Trump sẽ có nguy cơ mất sự ủng hộ của cử tri tại các bang nông nghiệp trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm sau.
Các cuộc chiến thương mại gần như không bao giờ có người chiến thắng rõ ràng, nhưng thường để lại những tổn hại lâu dài đối với các nền kinh tế. Các cuộc chiến thương mại của ông Trump hiện nay có quy mô lớn hơn nhiều so với các cuộc chiến trong quá khứ, nhưng nó có thể đem lại kết quả tương tự. Hơn nữa, đây sẽ là chủ đề nhạy cảm khi ông Trump đang chuẩn bị cho chiến dịch tái tranh cử Tổng thống năm 2020./.
Theo New York Times, Project Syndicate, SCMP/VOV
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…