Hàng triệu cử nhân, thạc sĩ, thậm chí là tiến sĩ Trung Quốc đã từ bỏ công việc ở các thành phố lớn để trở về nông thôn làm nông nghiệp hữu cơ với mong muốn cải thiện nền nông nghiệp và chất lượng môi trường.
Sau khi chứng kiến cảnh tượng hàng ngàn xác heo chết vì bệnh, bị nông dân vứt trên thượng nguồn, trôi nổi trên sông Hoàng Phố ở TP Thượng Hải vào đầu năm 2013, ông Zheng Lixing - người nhận bằng tiến sĩ từ Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Thiên Tân (Trung Quốc) - đã bị ám ảnh và thôi thúc phải làm gì đó. "Nếu bạn ở đó, bạn sẽ không thể nuốt trôi bất cứ thứ gì trong vài ngày" - TS Zheng chia sẻ.
Ba năm sau, với 2 triệu nhân dân tệ (290.000 USD) tiền túi và từ các nhà đầu tư, ông Zheng cùng 4 người tốt nghiệp đại học ở tỉnh Thiểm Tây trở về quê nhà và mua một mảnh đất nông nghiệp rộng 13 ha tại huyện Lễ Tuyền. Họ muốn cho nông dân địa phương thấy lợi ích của việc chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ.
Ông Zheng cho biết chất lượng đất rất kém và cần thêm vài năm nữa mới khôi phục hoàn toàn, đồng thời khẳng định tình trạng ô nhiễm đất do nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và chất thải công nghiệp là mối đe dọa lớn đối với an toàn thực phẩm Trung Quốc.
Ở Trung Quốc, ngày càng có nhiều người tốt nghiệp đại học rời bỏ thành thị để về quê lập nghiệp Ảnh: SCMP
Nông trại của ông Zheng chỉ sử dụng phân bón hữu cơ (phân gà, phân heo…), không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Do đó năng suất mùa vụ không cao và nông dân địa phương không muốn đi theo mô hình của ông. Tuy nhiên, ông Zheng khẳng định họ có thể thay đổi quan điểm khi nhận ra rằng các sản phẩm hữu cơ có giá bán cao hơn các sản phẩm thông thường.
Theo tờ South China Morning Post, ngày càng nhiều người có học thức cao như ông Zheng rời bỏ thành thị để trở về nông thôn sinh sống. Khoảng 60% dân số Trung Quốc đang sinh sống tại thành thị - tăng mạnh so với 26% của năm 1990.
Hiện đại hóa nông nghiệp cũng là một trong những mục tiêu nằm trong chương trình nghị sự của chính phủ Trung Quốc. Vào tháng 3, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định cần cố gắng hơn nữa trong việc khuyến khích những người đã tốt nghiệp đại học, cả trong nước lẫn nước ngoài, trở về nông thôn phát triển kinh tế và thúc đẩy sáng tạo cho những khu vực này.
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành hàng loạt chính sách, trong đó có giảm thuế và hỗ trợ tài chính, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tài trở về nông thôn sinh sống, làm việc.
Năm ngoái, 7 triệu người Trung Quốc đã rời thành phố để trở về nông thôn lập nghiệp và 60% trong số này chọn nông nghiệp.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…