Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 1 năm 2021 | 10:30

Tin ATTP: Tăng cường công tác kiểm tra ATTP để bảo vệ người tiêu dùng

Thời điểm cận Tết Nguyên đán là thời gian để các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm thường hay vi phạm các quy định về ATTP, đây cũng là thời điểm các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các đơn vị vi phạm.

Chia sẻ thông tin, đảm bảo ATTP, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
 
Vừa qua Chi cục ATVS thực phẩm 5 tỉnh Bắc Trung bộ ký kết tại Hội thảo trao đổi kinh nghiệm quản lý ATVSTP tỉnh Nghệ An mở rộng do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An tổ chức.
 
z2285417004712_72caba948d89e62517a1fe0c7bce333a.jpg5 tỉnh Bắc Trung bộ ký kết quy chế phối hợp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu vực.
 
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã được nghe nhiều tham luận về công tác triển khai xây dựng tuyến phố có kiểm soát an toàn thực phẩm; hoạt động đảm bảo ATTP tuyến huyện; quản lý thức ăn đường phố; kinh nghiệm tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm…do Chi cục ATVSTP các tỉnh, thành phố trình bày.
 
Trong khuôn khổ hội thảo, Chi cục ATVS thực phẩm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đã tiến hành ký Quy chế phối hợp trong các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm giữa các đơn vị.
 
Việc ký kết phối hợp này nhằm nâng cao năng lực tham mưu và triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của mỗi địa phương và khu vực Bắc Trung Bộ; chia sẻ thông tin liên quan đến các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; đặc biệt là truy xuất nguồn gốc thực phẩm không an toàn.
 
Thanh Hóa: Tăng cường công tác kiểm soát lưu thông, giết mổ động vật
 
Công tác kiểm soát lưu thông, giết mổ động vật đã và đang góp phần quan trọng ngăn ngừa các loại dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ chăn nuôi; đồng thời, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm từ thịt động vật. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã và đang tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố để đẩy mạnh công tác kiểm soát lưu thông, giết mổ động vật.
 
176d4204123t74520l0.jpgKiểm soát vận chuyển, lưu thông động vật tại Trạm kiểm dịch động vật Dốc Xây, thị xã Bỉm Sơn.
 
Để tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, lưu thông động vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn tỉnh; đồng thời, phối hợp với trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ các huyện, thị xã, thành phố ra các tỉnh ngoài.
 
Từ đầu năm đến nay đã kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh, gồm: trâu bò 8.350 con, lợn 263.000 con, gia cầm 6.979.885 con, thỏ 3.926 con, dê 350 con. Kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh được: thịt trâu, bò 98.126kg, thịt gà 88.652kg, thịt lợn 59.126kg. Kiểm dịch động vật, tại đầu mối giao thông đối với 885.380 con trâu bò, 4.172.950 con lợn, 29.652.100 con gia cầm. Kiểm dịch sản phẩm động vật tại các điểm đầu mối giao thông đối với 2.991.765kg thịt trâu bò, 292.000kg thịt lợn, 187.362kg xúc xích và 42.700kg bì lợn.
 
Thời điểm cuối năm, nhu cầu sử dụng các sản phẩm thịt động vật tăng cao; do đó, việc vận chuyển, lưu thông, giết mổ động vật cũng gia tăng. Vì vậy, để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, các đơn vị, địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch tận gốc đối với động vật và sản phẩm động vật; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn.
 
Đà Nẵng thành lập 3 đoàn liên ngành giám sát đảm bảo ATTP dịp Tết
 
Nhằm đảm bảo ATTP dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa lễ hội Xuân 2021, TP.Đà Nẵng thành lập 3 Đoàn thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra 190 cơ sở thực phẩm trên địa bàn.
 
images1594281_1.jpg
Kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm tại Đà Nẵng
 
Tại 190 cơ sở này, 3 đoàn thanh tra liên ngành thuộc tuyến thành phố sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra các mặt hàng phục vụ lễ, Tết như: Kinh doanh thực phẩm tươi sống, sản xuất bò khô, mực khô, cơ sở sản xuất bánh, kẹo mứt, rượu bia các loại... và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ các tiệc chiêu đãi cuối năm.
 
Theo kế hoạch, trước ngày 5/2/2021, các đoàn thanh tra liên ngành, các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tuyến quận, huyện báo cáo nhanh kết quả kiểm tra trước Tết Tân Sửu; trước ngày 20/2 báo cáo công tác đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Tân Sửu để Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.Đà Nẵng tổng hợp báo cáo UBND TP.Đà Nẵng và Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế).
 
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu
 
Thực hiện Kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm về triển khai công tác đảm bảo ATTP Tết Nguyên đán Tân Sửu và lễ hội Xuân 2021 và Chỉ thị của Bộ Y tế về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán năm 2021, Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (BCĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa lễ hội Xuân 2021.
 
x5434_img-8099jpgqrt20210121075440pagespeedic1j_cg5rt2d.jpg Chi cục An toàn thực phẩm phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường giám sát bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm để bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết
 
BCĐ sẽ triển khai Kế hoạch bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm để bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết, vui xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, đồng thời bảo đảm phát triển và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm.
 
Bên cạnh đó, BCĐ sẽ tiến hành thành lập các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm liên ngành tại các cấp, từ cấp tỉnh đến huyện/thị xã, xã/phường. Khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm ATTP, hàng giả, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác về ATTP lưu thông trên thị trường. Không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không bảo đảm ATTP tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện sửa chữa, khắc phục đạt yêu cầu.
 
Ngoài ra, tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, sơ chế, giết mổ, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản; các sản phẩm tiêu dùng nhiều trong dịp này như thịt, giò chả, thủy sản, rau, quả… để kịp thời phát hiện, xử lý, áp dụng đầy đủ các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và công bố công khai thông tin về các cơ sở vi phạm. Tổ chức tiếp nhận, xử lý nghiêm túc, đầy đủ theo quy định và thông tin kịp thời về các sự cố sản phẩm nông lâm thủy sản mất an toàn thực phẩm.
 
TP.HCM: Xử lý một cơ sở ngâm 1,3 tấn ốc hóa chất công nghiệp trước khi bán
 
Ngày 20-1, trinh sát ập vào cơ sở chế biến ốc tại Khu dân cư Bến Lức, phường 7, quận 8, TP.HCM, phát hiện  chủ cơ sở tên Huân đang cùng với các công nhân dùng hóa chất công nghiệp để ngâm thịt ốc.
 
oc-ngam-hoa-chat_kzgw.jpg
Ốc sau khi ngâm bảy giờ đồng hồ thì trở nên tươi hơn, nở ra.
 
Ông Huân khai hóa chất có người giao đến đựng trong các can chất tẩy rửa, chất bào mòn. Ông này sau đó cùng nhân viên pha vào nước rồi ngâm với ốc trong vòng bảy tiếng để làm sạch, tươi bóng và tăng ký trước khi giao cho các chợ và tiệm ăn trên địa bàn TP.HCM.
 
Công an niêm phong gần 500kg hóa chất và hơn 1,3 tấn ốc để phục vụ công tác xử lý điều tra xử lý.
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
Top