Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 31 tháng 7 năm 2020 | 21:54

Tin ĐBSCL: Giá lúa gạo tăng, mở rộng diện tích gieo cấy lúa

Gần đây, giá lúa gạo ở ĐBSCL liên tục tăng, cùng với việc tăng giá lúa gạo nên nhiều địa phương ở đây đã tăng diện tích gieo cấy, từ đó nâng giá trị giá lúa gạo.

x3135_gia_lua_gao_hom_nay_30jpgqrt20200729230759pagespeedickozrg_cpi5.jpg
 Giá lúa tại ĐBSCL tăng trong thời gian gần đây.

 

Giá gạo tăng

Cụ thể, giá lúa tại nhiều tỉnh ĐBSCL tiếp tục tăng nhẹ 20 - 100 đồng/kg so với trước đó. Cụ thể, giá lúa tươi Jasmine dao động ở mức 6.000 - 6.100 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa IR 504 tăng 50 đồng/kg lên mức 5.600 đồng/kg; lúa OM 9582 đều tăng 20 đồng/kg lên mức 5.620 đồng/kg; lúa OM 5451 cũng tăng 100 đồng/kg lên mức 5.700 đồng/kg. So với cuối tuần trước, giá lúa tại khu vực ĐBSCL hôm nay đã tăng lên 300 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo NL IR 504 và OM 5451 tiếp tục tăng mạnh nhu cầu thu mua đều từ các kho cung ứng. Cụ thể, gạo NL IR 504 đang ở mức 8.550 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg so với cuối tuần trước; gạo TP IR 504 ở mức 9.900 đồng/kg tăng mạnh 500 đồng/kg so với cuối tuần trước.

Theo một số thương lái tại khu vực An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, nguyên nhân khiến giá lúa gạo tăng là do nông dân sắp thu hoạch dứt điểm vụ lúa Hè Thu nên nguồn cung giảm. Cùng với đó, dịch Covid-19 quay trở lại khiến thị trường gạo nội địa nóng lên khi nhiều bắt đầu thu mua để trữ hàng. Trong khi đó, giá lúa, gạo xuất khẩu cũng có bước phục hồi tốt.

Trong khi đó trên thị trường xuất khẩu, giá gạo của Việt Nam loại 5% tấm giữ ổn định ở mức 473 - 477 USD/tấn. Theo các doanh nghiệp, tình trạng chậm giao hàng từ Ấn Độ do tác động từ dịch Covid-19 sẽ giúp Việt Nam và Thái Lan tăng nguồn cung trong ngắn hạn và cũng có khả năng sẽ đẩy giá gạo trên thế giới lên cao.

Do giá lúa, gạo tương đối tốt, kết hợp với thời tiết, thị trường, giá cả thuận lợi nên nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đã tập trung tăng diện tích lúa thu đông.

Theo nhận định nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã bước vào mùa mưa, xâm nhập mặn ở các cửa sông ven biển giảm dần và được đẩy lùi ra xa nội đồng nên ít có khả năng xuất hiện lũ sớm, thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào cuối tháng 9. Đây là điều kiện thuận lợi cho cho sản xuất vụ lúa thu đông (TĐ) 2020 nên nhiều tỉnh đã tăng diện tích so với kế hoạch ban đầu.

Theo bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, vụ lúa TĐ 2020, tỉnh có kế hoạch xuống giống 38.500 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện trọng điểm như: Vị Thủy (12.600 ha), Phụng Hiệp (7.700 ha), Châu Thành A (7.000 ha). Đến nay, tỉnh đã xuống giống được hơn 30.700 ha, lúa đang ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, các giống được sử dụng chủ yếu: OM5451, OM18, Đài Thơm 8…

Tại Kiên Giang, kế hoạch xuống giống lúa TĐ là 72.000 ha, góp phần nâng tổng sản lượng lương thực năm 2020 đạt gần 4,4 triệu tấn. Theo TS Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Kiên Giang, đến nay nông dân đã xuống giống được hơn 68.000 ha. Hiện còn đợt xuống giống từ 10-20/8 nữa là kết thúc.

Một số địa phương của tỉnh Kiên Giang đã xuống giống lúa thu đông vượt khá xa về diện tích so với kế hoạch đề ra. Cụ thể, huyện Giồng Riềng đã gieo sạ được 31.000/22.000 ha theo kế hoạch. Hiện địa phương này còn 1 xã xuống giống trễ, với diện tích khoảng 1.000 ha nữa mới kết thúc.

Trong khi đó, đến nay nông dân TP. Cần Thơ đã xuống giống lúa TĐ 2020 diện tích 66.587 ha, đạt 104% so với kế hoạch và tăng 3.637ha so với cùng kỳ. Hiện nhiều trà lúa đã bước vào giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ.

Theo bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV TP Cần Thơ, vụ lúa TĐ năm nay có khoảng 75% nông dân được khuyến cáo sản xuất các giống lúa dài có chất lượng cao nhằm cuối vụ dễ tiêu thụ. Các giống lúa gieo sạ trong vụ này chủ yếu gồm: OM5451, IR50404, OM4218, Ðài Thơm 8, OM380, Jasmine 85, nếp và một số giống khác…

 

từ-hơn-15000-ha-đến-thời-điểm-này-hậu-giang-chỉ-còn-chưa-đến-6000-ha-mía.jpg
 Nhiều tỉnh ở ĐBSCL mở rộng diện tích lúa đông xuân.

 

Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ yêu cầu ngành nông nghiệp các quận, huyện tăng cường hướng dẫn nông dân theo dõi sát tình hình sinh trưởng của cây lúa và bón phân cân đối, đảm bảo kịp đón đòng và hạn chế đổ ngã khi thu hoạch. Theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh, đặc biệt là rầy nâu và bệnh đạo ôn.

Cũng theo bà Hiếu, có thể nói sản xuất lúa TĐ năm nay gặp nhiều thuận lợi về thời tiết, sâu bệnh giảm nhiều so với cùng kỳ các năm trước và không lo bị ảnh hưởng của lũ ở cuối vụ vì đồng ruộng được khép kín, hệ thống đê bao khá an toàn. Nông dân yên tâm sản xuất, hứa hẹn một mùa bội thu. Bên cạnh đó, năm nay từ vụ lúa đông xuân, hè thu giá lúa luôn cao, ổn định, giúp nông dân có lãi từ 2,2-3,5 triệu đồng/công (tùy vụ).

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, trước diễn biến phức tạp của Covid-19, ngành NN-PTNT phải đảm bảo các chỉ tiêu Chính phủ giao trong năm 2020 là sản xuất 43,5 triệu tấn lúa. Do đó mũi sản xuất lương thực cực kỳ quan trọng. Vì vậy, Bộ chỉ đạo Cục Trồng trọt và Cục BVTV phải bàn với các địa phương, thống nhất phương án để tăng diện tích sản xuất lúa TĐ ở ĐBSCL lên trên 800.000ha.

An Giang: Sầu riêng chết hàng loạt, nhà vườn ồ ạt phá bỏ

Do hạn mặn kéo dài, cây sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang chết ngày càng nhiều do vậy nhà vườn đang phải phá bỏ vườn cây để trồng các loại cây ăn trái khác.

Ông Nguyễn Văn Đạt, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, đợt hạn mặn vừa qua, dù đã tìm mọi cách cứu nguy, nhưng 6 công vườn cây sầu riêng hơn 10 năm tuổi của gia đình ông đã bị chết. Gia đình đã thuê người cưa, bứng gốc cây lên để trồng các loại cây khác, mong sớm có nguồn thu nhập.

Theo ông Đạt, tôi đã mướn cưa 70.000 đồng/cây sau riêng ra cây củi. Bây giờ mình xót cũng không được gì, có người ngồi khóc hu hu. Cuộc sống khó khăn nên giờ chỉ trồng những cây phù hợp với kinh tế của mình như: cây mít, cây chuối. Còn cây sầu riêng, trồng, chăm sóc khoảng 5 năm sau mới có trái bói, mà hạn mặn thì không ai dám nói trước. Cây sầu riêng này nhạy cảm nhất so với các loại cây khác, sợ nó chết nên mình không dám trồng”, ông Đạt nói.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh có gần 15.000 hecta vườn sầu riêng, tập trung nhiều ở huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy. Đã có hơn 4.500 hecta cây sầu riêng bị thiệt hại, trong đó có khoảng 3.500 hecta bị chết trắng. Gần đây, nhiều diện tích vườn sầu riêng tiếp tục bị bệnh và chết nên diện tích cây bị thiệt hại sẽ còn tăng lên.  Đặc biệt, đối với các nhà vườn mới trồng cây sầu riêng hay mới thu hoạch vài vụ khi bị thiệt hại gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống; không có vốn để khắc phục vườn cây.

Nhiều nhà vườn ở các xã Tam Bình, Long Trung, Long Tiên, của huyện Cai Lậy cũng ồ ạt đốn phá vườn cây sầu riêng do bị khô cành, thối rễ để làm củi. Một số diện tích cây bị vàng lá, đốm lá cũng không có năng suất, khả năng phục hồi lại như trước hạn mặn rất khó. Điều đáng quan tâm là đến nay, công tác thống kê số liệu cụ thể và xem xét hỗ trợ nhà vườn do bị thiên tai rất chậm. Chính quyền một số xã chưa nắm chính xác số hộ, số diện tích cây sầu riêng của người dân bị chết trắng. Các biện pháp hỗ trợ nhà vườn khắc phục vườn cây còn chậm.

 

ông-nguyễn-văn-triệu-nhà-vườn-xã-ngũ-hiệp-huyện-cai-lậy-xót-xa-nhìn-vườn-cây-sầu-riêng-chết-đứng.jpg
 Ông Nguyễn Văn Triệu nhà vườn xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy xót xa nhìn vườn cây sầu riêng chết đứng, (Ảnh: VOV).

 

Dù phải xót xa, ngậm ngùi khi phá bỏ vườn cây sầu riêng, nhưng nhà vườn nhiều nơi ở tỉnh Tiền Giang không thể giữ chân loại cây đặc sản này khi hạn mặn đã gây thiệt hại. Vấn đề cần được quan tâm là các cấp chính quyền và ngành chức năng địa phương phải sớm có biện pháp, chính sách hỗ trợ kịp thời cho nhà vườn khắc phục vườn cây, sớm ổn định cuộc sống.

Hậu Giang: Nông dân bỏ mía trồng cây khác

Giá mía thấp, người trồng thua lỗ, nhiều nhà máy đường trong khu vực đóng cửa khiến cho nông dân tỉnh Hậu Giang không còn gắn bó với cây trồng này. Năm 2020, diện tích mía ở Hậu Giang lại tiếp tục giảm hàng ngàn ha. Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, ở niên vụ mía 2019-2020 này, nông dân trên địa bàn tỉnh chỉ xuống giống được hơn 5.900 ha mía, giảm hơn 2.400 ha so với vụ mía trước. Các rẫy mía chủ yếu đang trong giai đoạn từ 7-8 tháng tuổi.

Nhiều nông dân trồng và cung cấp nguồn mía nguyên liệu cho nhà máy đường trên địa bàn tỉnh tỏ ra lo lắng sau khi nhà máy đường duy nhất có khả năng thu mua mía cho nông dân Hậu Giang trong đợt thu hoạch sắp tới là Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) công bố mức giá bao tiêu mía theo hướng không mấy có lợi cho nông dân.

Cụ thể, đối với những hộ trồng mía đã nhận tiền hỗ trợ không hoàn vốn của Công ty là 2,5 triệu đồng/ha khi ký kết hợp đồng bao tiêu với đơn vị thì mức giá sàn bảo hiểm là 770 đồng/kg đối với mía cân tại ruộng; riêng những hộ không nhận số tiền hỗ trợ ban đầu như trên thì mức giá bao tiêu là 800 đồng/kg, đối với mía cân tại ruộng. Với mức giá như thế này, người trồng mía cho biết sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong sản xuất.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết: “Có thời điểm tổng diện tích mía trong tỉnh mía cân tại ruộng mía cân tại ruộng phát triển lên đến hơn 15.000 ha. Tuy nhiên, những vụ mía thua lỗ liên tiếp đã khiến người dân nơi đây không còn mặn mà với cây trồng này nên đã chuyển sang trồng loại cây khác hoặc nuôi thủy sản cho thu nhập khá cao, chính vì vậy diện tích mía đã sụt giảm đáng kể. Nếu giá mía vẫn giảm, nhiều nông dân quay lưng với loại cây này, và có thể cây mía sẽ không còn là cây chủ lực của tỉnh”.

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top