Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 21 tháng 8 năm 2018 | 20:6

Giải pháp phát triển lúa gạo Việt Nam trước những biến đổi về khí hậu

Trong khuôn khổ của Festival lúa gạo Việt Nam lần III diễn ra tại Long An năm 2018, Hội thảo “Xâm nhập mặn và khô hạn ở ĐBSCL: Thực trạng-giải pháp ứng phó-bảo vệ và phát triển hạt gạo Việt Nam” cũng được tổ chức.

Theo đó, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích đất trồng lúa 1,85 triệu ha, chiếm khoảng 48,7% diện tích đất trồng lúa cả nước, dân số gần 18 triệu người (chiếm khoảng 12% diện tích đất và 22% dân số cả nước). Hàng năm, ĐBSCL đóng góp khoảng 27% GDP của cả nước, thu ngoại tệ khoảng 3 tỷ USD, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước, nâng cao đời sống vật chất, tạo cơ hội việc làm cho cư dân ở khu vực nông thôn.
Việc áp dụng các giống lúa mới, khoa học kỹ thuật, hệ thống thủy lợi nội đồng được đầu tư và năng lực, trình độ kỹ thuật canh tác của nông dân được nâng lên đã giúp sản lượng lúa tại ĐBSCL tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, ngành sản xuất lúa gạo tại khu vực vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế như quy mô của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhỏ, doanh nghiệp còn gặp khó khăn về vốn, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, trong khi trình độ công nghệ còn thấp….. Đặc biệt trong những năm gần đây, ĐBSCL đang đối mặt với những khó khăn, thách thức dưới tác động ngày càng mạnh mẽ của việc biến đổi khí hậu (BĐKH).
Toàn cảnh Hội thảo “Xâm nhập mặn và khô hạn ở ĐBSCL: Thực trạng-giải pháp-ứng phó-bảo vệ và phát triển hạt gạo Việt Nam” trong khuôn khổ Festival Lúa gạo lần III.
Toàn cảnh Hội thảo “Xâm nhập mặn và khô hạn ở ĐBSCL: Thực trạng-giải pháp-ứng phó-bảo vệ và phát triển hạt gạo Việt Nam” trong khuôn khổ Festival Lúa gạo lần III.
Trước vấn đề này, theo PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, nguyên Viện trưởng, Viện Phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ, biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến nông dân mà cả các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể, dưới tác động của BĐKH, thiệt hại của nông dân trong chuỗi giá trị lúa bao gồm các yếu tố như: Nhiệt độ (nắng nóng, khô hạn), lũ, ngập úng, mưa dầm, trái vụ, xâm nhập mặn, gió, lốc xoáy, bão… Những biến đổi của các yếu tố này làm tăng chi phí điều trị dịch hại, tăng chi phí bơm tưới, tăng chi phí bảo dưỡng đê, chi phí bơm nước ra cứu lúa, chất lượng lúa bị giảm sút như lúa lép, giảm giá bán, tăng chi phí thu hoạch…đặc biệt do xâm nhập mặn, năng suất, sản lượng lúa có thể bị giảm từ 30 – 50%. Cũng do tác động của BĐKH, các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chịu các thiệt hại vật chất cụ thể như: Chậm tiến độ thu mua, tốn chi phí phơi sấy, bảo quản, chi phí nâng nền, chất lượng gạo giảm sút…
Cùng vấn đề này, TS. Văn Phạm Đăng Trí, Phó trưởng Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ cảnh báo: “Tình trạng chặt phá rừng, thủy điện, phát triển ở thượng nguồn làm thay đổi điều kiện về nước, thay đổi lượng bùn cát, thay đổi đặc tính lòng sông. BĐKH đang xảy ra, nguy cơ về xâm nhập mặn và ngập lũ ngày càng cao. Thách thức về vấn đề môi trường hiện nay ở ĐBSCL bao gồm các vấn đề về ô nhiễm nước thành thị, nông thôn, tình trạng xâm nhập mặn và khô hạn, vấn đề ngập lũ, đánh giá lại mức độ hiệu quả của các công trình điều tiết. Với những thách thức trên, vùng ĐBSCL cần có những chiến lược trong chính sách và các biện pháp kỹ thuật để thích ứng với những tác động của BĐKH”.
Nhiều giải pháp được đưa ra tại hội thảo trước vấn đề xâm nhập mặn và BĐKH nhằm phát triển ngành lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới.
Nhiều giải pháp được đưa ra tại hội thảo trước vấn đề xâm nhập mặn và BĐKH nhằm phát triển ngành lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới.
Trước sự BĐKH đến sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL, các đại biểu phân tích những thách thức thị trường và biến đổi khí hậu của ngành hàng lúa gạo ĐBSCL và đề xuất các giải pháp nông nghiệp thông minh. Cụ thể có nhóm giải pháp như: giải pháp về thị trường, sản phẩm và lợi thế sinh thái qua liên kết tiểu vùng, thông minh về giống, kỹ thuật, tiết kiệm nước, công nghệ xanh và giảm khí nhà kính, vấn đề tổ chức sản xuất và lồng ghép các chính sách...
Cùng với đó, trước nguy cơ về xâm nhập mặn và ngập lũ ngày càng cao, việc thiếu bùn cát không chỉ làm năng suất nông nghiệp suy giảm, sụt lún đất, còn gây xói lở bờ sông... điều này đòi hỏi công tác nghiên cứu để chọn tạo giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu, vấn đề liên kết, canh tác lúa bền vững (SRP)... cũng cần được quan tâm để giúp pháp triển ngành sản xuất, chế biến lúa gạo của ĐBSCL.

 

Lại Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

  • The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

  • Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.

Top