Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 12 năm 2018 | 14:45

Tín dụng chính sách ở “Thủ đô kháng chiến”

Trong 16 năm qua, NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đã tích cực triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi, đảm bảo đưa nguồn vốn đến tay các đối tượng chính xác, kịp thời.

Tuyên Quang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc trong thời gian dài và được Người chọn làm Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến để lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám giành độc lập, tự do cho dân tộc và cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, đập tan hệ thống thực dân cũ.

Trong 16 năm qua, NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đã tích cực triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi, đảm bảo đưa nguồn vốn đến tay các đối tượng chính xác, kịp thời.

Qua đó, đã góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Tính đến nay, tổng dư nợ các chương trình cho vay của NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đạt 2.480 tỷ đồng, có 9.745 khách hàng còn dư nợ.

Minh chứng cho kết quả đó, Báo Kinh tế nông thôn trân trọng giới thiệu phóng sự ảnh của phóng viên Quốc Việt vừa thực hiện tại Tuyên Quang.

 

01.jpg

Chủ trương, chính sách của Nhà nước về tín dụng chính sách được NHCSXH tỉnh Tuyên Quang công khai tại 141 Điểm giao dịch xã để người dân hiểu và thực hiện.

02.jpg

Trong 16 năm qua, NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đã tích cực triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi, đảm bảo đưa nguồn vốn đến tay các đối tượng chính xác, kịp thời.

03.jpg

Bên cạnh cho vay vốn, NHCSXH tỉnh Tuyên Quang còn nhận tiền gửi tiết kiệm trong cộng đồng dân cư.

04.jpg

Gia đình anh Ma Văn Thực, dân tộc Tày, ở thôn Cò, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương vay vốn ưu đãi mua trâu về nuôi và trồng 3 ha rừng keo. Nhờ đó, cuộc sống gia đình đã khá hơn trước.

06.jpg

Khởi đầu từ vốn vay ưu đãi, gia đình anh Chúng A Sính, dân tộc Hoa, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên có điều kiện cải tạo vườn đồi trồng 2.000 cây bưởi lá cam.

05.jpg

Gia đình anh Ma Văn Thắng, ở thôn Cò, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương sử dụng 50 triệu đồng được vay từ chương trình tín dụng hộ cận nghèo trồng 3.000 cây keo, 7 sào chè. Nhờ đó, cuộc sống gia đình anh từng bước vươn lên khá - giàu.

07.jpg

Gia đình chị Ma Ngọc Tuyết, dân tộc Tày, ở xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương vay vốn mở rộng diện tích trồng chè, mỗi năm thu hơn 70 triệu đồng.

 

 

 

Quốc Việt
Ý kiến bạn đọc
Top