Nửa đầu năm 2020, xuất khẩu mặt hàng rau quả ước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả có nhiều tín hiệu khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Mặc dù xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm 2020, đạt 906,1 triệu USD, giảm 30,3% so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên, xuất khẩu sang nhiều thị trường ghi nhận mức tăng trưởng cao như: Thái Lan đạt 68 triệu USD, tăng 233,4% so với cùng kỳ năm 2019; Hàn Quốc đạt 67,4 triệu USD, tăng 21,9%; Hoa Kỳ đạt 62 triệu USD, tăng 6,2%; Nhật Bản đạt 57,7 triệu USD, tăng 15,7%...
Đáng chú ý, xuất khẩu hàng rau quả có nhiều tín hiệu khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, như việc trái chuối của Việt Nam đã chính thức vào hệ thống siêu thị Lotte của Hàn Quốc; quả vải của Hải Dương và Bắc Giang đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ; thị trường Ấn Độ rất ưa chuộng trái thanh long, vải, chôm chôm của Việt Nam; trái nhãn Sơn La đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu ra thế giới...
Bộ Công Thương nhận định những yếu tố tích cực nêu trên và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngành hàng rau quả mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, để xuất khẩu được vào khối thị trường này, Bộ Công Thương khuyến nghị, ngành hàng rau quả của Việt Nam cần cải thiện thêm về chất lượng nông sản, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đạt được những tiêu chuẩn của thị trường châu Âu.
Bộ Công Thương cho biết, theo ước tính, xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 6/2020 đạt 300 triệu USD, tăng 8,4% so với tháng 6/2019. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 6/2020 xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả tháng 5/2020 đạt 269,68 triệu USD, giảm 24% so với tháng 5/2019. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, trị giá xuất khẩu hàng rau quả đạt 1,5 tỷ USD, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu gạo gặp khó, giá giảm mạnh
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm mạnh trong những ngày qua do đầu ra xuất khẩu gặp khó khăn.
Theo phản ánh của một số thương nhân xuất khẩu gạo, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chậm hẳn lại. Nguyên nhân là do nhu cầu của thị trường thế giới hiện đang khá trầm lắng. Bởi hồi tháng 3, tháng 4 và tháng 5 vừa qua, khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nước đã đẩy mạnh nhập khẩu gạo với khối lượng lớn để phòng ngừa khi dịch bệnh kéo dài.
Không chỉ thiếu vắng các đơn hàng mới, nhiều doanh nghiệp cũng đang gặp khó với các đơn hàng đã ký từ trước đó.
Đây là những đơn hàng được ký từ trước khi Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo từ 0 giờ ngày 24/3 (với những lô gạo chưa đăng ký tờ khai xuất khẩu trước thời điểm trên), rồi sau đó là tiến hành xuất theo hạn ngạch (400 ngàn tấn) trong tháng 4.
Do Việt Nam bất ngờ thay đổi chính sách xuất khẩu, nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài, do không thể nhận được gạo từ các nhà xuất khẩu ở Việt Nam, đã chuyển sang mua gạo từ các nguồn cung khác.
Việc Philippines hủy kế hoạch nhập khẩu 300 ngàn tấn gạo cũng tác động ít nhiều tới thị trường lúa gạo ở Việt Nam.
Cụ thể, sau khi thảo luận với Bộ Nông nghiệp Philippines, Tổng công ty Thương mại quốc tế Philippines (PITC) thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại Philippines đã hủy kế hoạch nhập khẩu 300 ngàn tấn gạo thông qua hình thức đấu thầu liên chính phủ (G2G).
Trong một thông báo đưa ra hồi cuối tháng 6, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Philippines đã cho biết kế hoạch nhập khẩu 300 ngàn tấn gạo dựa trên cơ sở những đánh giá tiêu cực về nguồn cung gạo trên thị trường thế giới, khi mà dịch Covid-19 bùng phát mạnh từ tháng 3-5/2020, đã khiến cho một số nước xuất khẩu lớn kiềm chế việc bán ra bên ngoài nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, thương mại gạo trên thế giới đã bình thường trở lại, nguồn cung gạo ở Philippines cũng đã được bảo đảm (thông tin từ Philippines cho thấy, trong 5 tháng đầu năm nay, nước này đã nhập khẩu 1,086 triệu tấn gạo, trong đó có tới 968 ngàn tấn là từ Việt Nam). Do đó, PITC quyết định hủy bỏ kế hoạch nhập khẩu nói trên.
Thanh long ruột đỏ Sơn La được xuất khẩu sang Mỹ
Sau quả xoài được xuất khẩu sang Mỹ, 20 tấn thanh long ruột đỏ của nông dân huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La chính thức được xuất khẩu sang Nhật Bản
Với hơn 80ha hiện có, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã tuyên truyền, hướng dẫn bà con sản xuất chủ yếu theo hướng hữu cơ, theo đó cây thanh long ruột đỏ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với diện tích trồng năm thứ 3, người dân thu hoạch bình quân 10 tấn/héc ta, với giá thị trường hiện nay đối với thanh long loại 1 là 20.000 đồng/kg, bà con thu về 200 triệu đồng.
Huyện Mai Sơn xác định tiếp tục hỗ trợ các hợp tác xã và hộ nông dân đẩy mạnh sản xuất nông sản sạch theo hướng hữu cơ, tạo uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.
Ông Cầm Văn Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết: “Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện có hơn 80ha diện tích cây thanh long ruột đỏ. Diện tích cây thanh long tập trung nhiều nhất tại xã Chiềng Sung, nà Bó, Cò Nòi, Hát Lót và xã Chiềng Mung và một số vùng lân cận. Trong quá trình triển khai phát triển cây thanh long, huyện đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban phối hợp với các hợp tác xã để thực hiện”.
212 mặt hàng thuỷ sản được hưởng thuế 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực
EVFTA là cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam tăng xuất khẩu, cạnh tranh trên thị trường EU. 212 mặt hàng thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó chủ yếu ở mức từ 6-22% sẽ về 0% kể từ ngày 1/8.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) là Hiệp định có mức cam kết cao nhất trong các FTA, sẽ có hiệu lực tới đây từ ngày 1/8/2020. Trong đó, một trong những điểm "hưởng lợi" lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam là nội dung cam kết của EVFTA về cắt giảm thuế quan.
Cụ thể, sẽ xóa bỏ thuế quan ngay 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU; Xóa bỏ thuế quan sau 07 năm là 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU.
Riêng với ngành thủy sản, 50% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay, 50% còn lại được xóa bỏ theo lộ trình từ 3 - 7 năm. Cá ngừ đóng hộp và cá viên áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn.
Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), EVFTA là một cơ hội tốt cho hàng thủy sản Việt Nam gia tăng xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường EU. 212 mặt hàng thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó thuế cao từ 6-22% sẽ về 0% kể từ ngày 1/8.
Một số mặt hàng đang chịu thuế cao được về 0% như: Tôm hùm đang áp thuế nhập khẩu ở mức 8-20%, thanh cua đang áp thuế suất 14,2%, cá tuyết thuế suất 13%, tôm hồng áp thuế suất 12%... Các mặt hàng hàu, sò điệp, mực, cá bơn, hải sâm,... có mức thuế nhập khẩu từ 8-11%.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.