Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 2 tháng 1 năm 2020 | 15:31

"Chưa bao giờ DN đầu tư nông nghiệp lại lớn như bây giờ"

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bản thân DN đã nhìn thấy tiềm năng, lợi nhuận trong lĩnh vực nông nghiệp, mặt khác, 63 tỉnh thành, tỉnh nào cũng liên tục mời gọi đầu tư, xúc tiến đầu tư nông nghiệp tạo thành sức mạnh, sức hút cho khu vực này.

Chưa bao giờ có phong trào doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp lại lớn như bây giờ, trong đó có sự tham gia rất nhiều của tập đoàn lớn.

Trong 3 năm qua, số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp đã tăng 3 lần, từ hơn 3.000 lên 11.800 doanh nghiệp, trải đều khắp các vùng miền và các lĩnh vực từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản.

 

 

Chính phủ cũng đã ra Nghị quyết thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 80.000 đến 100.000 doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả, trong đó khoảng 3.000 đến 4.000 doanh nghiệp có quy mô lớn và 6.000 đến 8.000 doanh nghiệp quy mô vừa.

Chia sẻ với báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng ngành nông nghiệp có nhiều sức hút.

Bộ trưởng biểu dương và cảm ơn các doanh nghiệp đã tập trung cùng với bà con nông dân để trở thành lực lượng hạt nhân trong chuỗi sản xuất, làm nòng cốt trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có trên 750 nghìn doanh nghiệp trong đó có một bộ phận doanh nghiệp nông nghiệp.

Các doanh nghiệp lớn, đủ điều kiện về quản trị, tài chính, đủ khát vọng để tổ chức, thực hiện, giải quyết tốt những vấn đề trong khu vực nông nghiệp.

“Khu vực nông nghiệp là khu vực khó nhất, trước đây không có điều kiện làm thì bây giờ các doanh nghiệp, doanh nhân chúng ta đủ điều kiện làm được điều đó”, Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng, ngoài sự khát vọng, nhiệt tình thì rõ ràng ở khu vực nông nghiệp còn tiềm năng lợi thế mà doanh nghiệp tìm thấy lợi nhuận.

Mặc dù chúng ta xuất khẩu tới 40 tỉ USD đi 185 nước trên thế giới nhưng phải khẳng định dư địa còn rất lớn. Tổng thương mại toàn cầu về thực phẩm còn khoảng hơn 2 nghìn tỉ thì trong đó, giá trị từ khâu chế biến, khâu thương mại còn rất nhiều.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, hơn 40 tỉ chúng ta xuất khẩu chủ yếu là nông sản thực phẩm… do đó nếu làm tốt khâu chế biến, làm tốt sản xuất chuỗi thì giá trị từ khu vực này còn rất lớn.

Xuất khẩu cà phê hiện nay chế biến chỉ có 11%, còn 89% còn lại đó là dư địa. Hay là chăn nuôi lợn cũng thế, bây giờ chế biến chưa có, cả một chuỗi giá trị còn. Tất cả những ngành hàng cũng như vậy.

“Chính vì thế chúng tôi đánh gia nguyên nhân thứ 2 là bản thân doanh nghiệp chúng ta cũng đã nhìn thấy nếu làm tốt, nếu làm chuỗi, nếu tập trung chế biến, nếu tổ chức thương mại thật tốt, đúng theo cơ chế hạ tầng của thời đại thì chắc chắn tìm ra dư địa ở đó”, Bộ trưởng cho hay.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng, các chủ trương chính sách của chúng ta hiện nay đã đủ lực, đủ sức để kêu gọi các doanh nghiệp vào cuộc.

63 tỉnh thành, tỉnh nào cũng vậy, thành phố nào cũng vậy, liên tục mời gọi các nhà đầu tư.

“Chúng tôi theo dõi trong 3 năm qua, tất cả các xúc tiến đầu tư đều có giành một phần rất quan trọng để xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Kể cả TP Hồ Chí Minh, hiện nay GDP nông nghiệp chỉ còn 0,6% nhưng rất khát vọng và cầu thị mời gọi các doanh nghiệp vào tập trung các vùng bà con nông dân để làm nên câu chuyện nông nghiệp mới, chính vì thế tạo nên sức mạnh. Chúng tôi cho rằng đấy chính là sức hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực này”, Bộ trưởng lý giải.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng chia sẻ, năm 2020, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 42 tỷ USD trở lên, mặc dù Nghị quyết 01 của Chính phủ giao cho ngành phấn đấu từ 41,5-42 tỷ USD.

“Trong 1 bức tranh chung toàn cầu hiện nay cạnh tranh quyết liệt về thị trường, về nông sản nhưng chúng tôi nghĩ rằng với 1 quyết tâm cao nhất đồng bộ với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các thành phần kinh tế, người dân thì chúng ta cố gắng cao nhất để đảm bảo con số tối cao trong điều kiện cho phép”, Bộ trưởng cho hay.

 

Theo infonet.vn

 

Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

Top