Giá lợn hơi đang có chiều hướng tăng trở lại nhưng người chăn nuôi chưa kịp mừng đã lo ôm lỗ nếu dịch tả lợn châu Phi quay trở lại.
Chị Nguyễn Thị H., một hộ chăn nuôi quy mô lớn tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam - một trong những "thủ phủ" chăn nuôi lợn lớn nhất miền Bắc cho biết, giá lợn hơi đang có chiều hướng tăng lên nhưng chị chưa kịp mừng đã vội lo phòng dịch tả lợn châu Phi tái phát.
Mới đây, chị H. đã phải bỏ đi con lợn hơn 1 tạ vì bị nhiễm bệnh. Dù chưa rõ nguyên nhân nhưng chị H. tỏ ra vô cùng lo lắng vì thấy một số hộ gia đình khác trong xã cũng đã bắt đầu phát hiện lợn ốm, lợn chết.
"Trong chuồng nhà tôi hiện giờ có mấy trăm con lợn, giá trị lên đến vài tỷ đồng. Giá lợn hơi những phiên gần đây có cải thiện, song dịch tả lợn châu Phi vẫn đang rình rập nên chúng tôi lo lắm", chị H. chia sẻ.
Theo lời kể của gia đình anh Phạm Bá T. - một chủ trang trạng nuôi lợn lớn ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, giá nhập lợn giống vào chuồng đã hơn 80.000 đồng/kg, nhưng mấy tháng vừa qua giá lợn hơi liên tục lao dốc, có thời điểm chỉ nhỉnh hơn 60.000 đồng/kg khiến các hộ chăn nuôi thua lỗ nặng. Nay giá bắt đầu có dấu hiệu nhích dần lên, hiện tiến sát mốc 65.000 đồng/kg lợn hơi cân tại chuồng, lẽ ra người chăn nuôi phấn khởi, nhưng thực tế lại không như vậy bởi đang xuất hiện nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi.
"Chúng tôi sợ dịch tả lợn hơn sợ rủi ro về giá lợn hơi rất nhiều. Khi dịch bệnh xuất hiện thì nguy cơ lợn chết hàng loạt, chúng tôi lại trắng tay", anh T. bày tỏ lo lắng.
Theo ghi nhận, giá lợn hơi hiện tiếp tục tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, hiện giá lợn hơi cả nước được thu mua trong khoảng 63.000 - 75.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại Chợ đầu mối gia súc gia cầm tỉnh Hà Nam - nơi thu mua lợn lớn bậc nhất miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay báo tăng 2.000 đồng/kg lên 65.000 - 68.000 đồng/kg. Tại tỉnh Lào Cai, giá lợn hơi cũng tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 69.000 đồng/kg. Tại tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Thái Nguyên, Yên Bái giá lợn hơi hôm nay ở mức 68.000 - 69.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá lợn hơi ở tỉnh Thái Bình ghi nhận mức 70.000 - 72.000 đồng/kg.
Ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay đồng loạt tăng, hiện dao động trong khoảng từ 67.000 - 74.000 đồng/kg.
Tương tự như các khu vực trên, giá lợn hơi tại miền Nam ngày 2/11 cũng ghi nhận tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua, lên mức 72.000 - 79.000 đồng/kg.\Các chủ trang trại nuôi lợn cho rằng, giá lợn hơi gần đây tăng là do bệnh dịch tả lợn châu Phi đang tái phát trở lại ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Cùng với đó, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn vào các tháng cuối năm tăng cao.
Ông Đỗ Thế Trọng - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam cho biết, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn huyện mong muốn tìm con giống để tái đàn song vẫn còn lo lắng về dịch bệnh nên chưa dám mạnh dạn đầu tư chăn nuôi.
Tại huyện Bình Lục đã xuất hiện lợn ốm, lợn chết ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cơ quan chức năng vẫn đang tìm nguyên nhân, chưa kết luận là do dịch tả lợn châu Phi. Nhưng ở huyện Lý Nhân - huyện giáp ranh với Bình Lục - thì đã có mấy xã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, ông Trọng thông tin.
Tỉnh Hà Nam đã có đề án tái đàn, hỗ trợ các hộ chăn nuôi trên địa bàn bằng hình thức hỗ trợ một phần tiền mua con giống, nhưng vì diễn biến của dịch tả lợn châu Phi còn đang phức tạp nên tạm thời chưa khuyến khích nông dân tái đàn.
Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Lục khuyến cáo, để tái đàn, tăng đàn, trước hết phải bảo đảm được an toàn dịch bệnh. Do vậy, cần xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đồng thời tổ chức tốt các đợt tổng vệ sinh môi trường khu vực chuồng trại, những nơi có ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ xảy ra dịch bệnh cao để giám sát, kịp thời xử lý khi dịch bệnh xảy ra. Người chăn nuôi tái đàn lợn cần theo hướng an toàn sinh học, mua con giống ở những địa chỉ có uy tín để hạn chế dịch bệnh phát sinh.
Giá gà thịt lông trắng và thịt vịt giảm nhanh, người nuôi bán "cắt lỗ"
Trao đổi với chúng tôi, nhiều chủ trang trại gà thịt lông trắng cho biết, giá gà thịt công nghiệp hôm nay bán ra tại các trại đã giảm trên dưới 2.000 đồng/kg.
Giá gà thịt lông trắng loại 1 trên 3,6kg/con mới bán được giá 19.000 đồng đến 20.000 đồng/kg, nhiều trại chỉ bán được gà với giá 17.000 đồng đến 18.000 đồng/kg.
Giá gà thịt công nghiệp làm sẵn đang được các lò mổ cung cấp cho các đầu mối tiêu dùng ở mức từ 30.000 đồng đến 35.000 đồng/kg, tùy loại.
Giá gà thịt lông màu hôm nay bán ra tại các vùng vẫn chưa có khởi sắc; giá gà nuôi công nghiệp ở các tỉnh phía Nam chỉ bán được từ 26.000 đồng đến 37.000 đồng/kg, nhiều trại bán giá cao mới được 38.000 đồng đến 43.000 đồng/kg.
Giá gà nuôi thả vườn bán chậm ở mức từ 60.000 đồng đến trên dưới 80.000 đồng/kg.
Giá vịt thịt hôm nay vẫn đang chững ở mức thấp dưới 30.000 đồng/kg, nhiều trại bán vịt bơ, grimaud đẹp mới được giá 25.000 đồng đến 27.000 đồng/kg.
Tại các trại phía Bắc như Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Giang... việc tiêu thụ vịt thịt của bà con cũng rất khó khăn do các thương lái giảm múa. Giá vịt thịt bán ra tại các khu vực này cũng chỉ ở mức trên dưới 26.000 đồng/kg, một số trại chỉ bán được vịt với giá 24.000 đồng đến 26.000 đồng/kg.
Giá vịt thịt hôm nay bán ra tại các miền vẫn đang chững ở mức thấp dưới 26.000 đồng/kg.
Chia sẻ với chúng tôi, nhiều chủ trại vịt cho biết, mấy ngày gần đây việc tiêu thụ vịt thịt của bà con rất khó khăn, nhiều chủ trại vịt phải làm thịt sẵn mang ra chợ bán để "cắt lỗ".
"Hiện tại không chỉ giá vịt rất thấp mà các thương lái tìm mua vịt cũng rất ít khiến bà con chúng tôi chật vật tìm hướng tiêu thụ", bà Phạm Thị Mơ ở Kim Bảng, (Hà Nam) than thở.
Giá vịt trời thịt dao động từ 55.000 đồng đến 60.000 đồng/con; giá ngan thịt bán cho thương lái với giá từ 44.000 đồng đến 47.000 đồng/kg.
Giá vịt giống dòng Grimaud bán ra tại các công ty từ 12.000 đồng đến 13.000 đồng/con, tùy loại; vịt bơ giống bán từ 11.000 đồng đến 12.500 đồng/con, các lò nhỏ lẻ bán vịt giống với giá từ 7.000 đồng đến 9.000 đồng/con; gà giống bán cho người nuôi với giá từ 7.000 đồng đến 12.000 đồng/con, tùy giống...
Đẩy mạnh áp dụng chương trình IPM sẽ là "chìa khóa" để mở rộng thị trường
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh đánh giá, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), hay nói rộng ra là sức khỏe cây trồng hay quản lý cây trồng tổng hợp là vô cùng quan trọng. Việc đẩy mạnh áp dụng IPM sẽ là chìa khóa để mở rộng và đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường nhập khẩu khó tính.
Học viên Phạm Thị Thanh Tú, công tác tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố Hà Nội cho biết, việc triển khai áp dụng IPM có hiệu quả rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp vì giảm sử dụng thuốc BVTV, đạm và phân bón hóa học.
Áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM giúp nông dân giảm được 40% giống, giảm 1 lần phun thuốc BVTV, giảm lượng phân bón hóa học, tăng năng suất 7,5 tạ/ha (khoảng 12%) và tăng hiệu quả kinh tế trên 13 triệu đồng so với sản xuất theo tập quán địa phương.
Theo chị Tú, đối với nông dân nhiều khi không kiểm tra đầu ruộng, cứ thấy hàng xóm đi phun là mình đi phun hoặc phun theo tập quán, phun định kỳ. Còn nếu tuân thủ các nguyên tắc trong chương trình IPM thì thăm đồng thường xuyên và bảo vệ nguồn thiên địch là chủ yếu.
Kết quả tại các điểm thí nghiệm áp dụng chương trình IPM trên lúa vụ mùa 2020 cho thấy, khi áp dụng quản lý hệ sinh thái theo IPM (phun thuốc khi cần thiết), bón phân cân đối (bón đạm vừa phải, tăng ka-li), lịch bón phân phù hợp..., giúp cây lúa sinh trưởng tốt, trỗ bông đều, năng suất cao hơn phương pháp thông thường mà nông dân áp dụng, đồng thời giảm được chi phí sản xuất...
Đặc biệt, thí nghiệm sử dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae cho thấy, nấm Metarhizium anisopliae có khả năng khống chế được mật độ rầy trên đồng ruộng khi thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn, bảo đảm an toàn hệ sinh thái ruộng lúa.
"Chi phí bỏ ra để mua nấm xanh Metarhizium anisopliae chỉ có 270.000 đồng, còn nếu phun thuốc BVTV thì chi phí hết 800.000 đồng mà hệ sinh thái ruộng lúa lại bị ảnh hưởng" - chị Tú nói.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết, chúng ta học làm IPM đầu tiên vào năm 1992. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), chúng ta đã tạo ra được một phong trào áp dụng IPM trên đồng ruộng.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết, hiện nay, không chỉ người dân trong nước đòi hỏi cao về chất lượng nông sản mà các nước nhập khẩu đều đưa ra yêu cầu cao, khắt khe hơn.
Đến năm 2010, có khoảng 1 triệu nông dân được tập huấn về IPM và triển khai áp dụng IPM trên diện tích 1 triệu ha gieo trồng lúa. Tuy nhiên những năm gần đây, việc áp dụng IPM trong sản xuất nông nghiệp nói chung, trong đó có sản xuất lúa lại có xu hướng chững lại do nhiều nguyên nhân.
Hiện nay, trồng trọt đang chiếm tới 50-52% giá trị sản xuất của toàn ngành và kim ngạch xuất khẩu cũng chiếm khoảng 50%, trong số 10 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch 1 tỷ USD thì trồng trọt chiếm tới 7 mặt hàng. Và gần như 100% số hộ nông dân đều có hoạt động liên quan đến trồng trọt.
Ông Doanh cho rằng, nông nghiệp bây giờ không chỉ là giá trị về kinh tế mà còn có 2 nhiệm vụ rất quan trọng, đó là môi trường và xã hội. Hiện nay, không chỉ người dân trong nước đòi hỏi cao về chất lượng nông sản mà các nước nhập khẩu đều đưa ra yêu cầu cao, khắt khe hơn.
"Chúng ta đừng nói Trung Quốc dễ tính hay không dễ tính nữa. Mỗi một năm họ thắt chặt dần và bây giờ chúng ta phải đáp ứng đúng yêu cầu của họ.
Hay cơ hội tại thị trường Liên minh châu Âu với chúng ta là rất lớn, nhưng họ lại đưa ra hàng rào rất cao, trước mắt có 3 cái quan trọng: một là chất lượng, hai là an toàn thực phẩm, ba là nguồn gốc xuất xứ. Doanh nghiệp bị vi phạm một trong 3 cái đó là bị trả về và họ dừng nhập ngay" - ông Doanh dẫn chứng.
Vì thế, ông Doanh đánh giá, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) hay nói rộng ra là sức khỏe cây trồng hay quản lý cây trồng tổng hợp là vô cùng quan trọng. Việc đẩy mạnh áp dụng chương trình IPM sẽ là chìa khóa để mở rộng và đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường nhập khẩu.
Thông qua 2 lớp đào tạo giảng viên IPM, Thứ trưởng mong muốn đây sẽ là lực lượng hạt nhân để tạo lan tỏa ra việc áp dụng IPM tại các địa phương không chỉ trên cây lúa mà mở rộng ra đối với nhiều loại cây trồng khác như cây ăn quả, cây công nghiệp, rau...
Trong thời gian tới, Thứ trưởng giao Cục BVTV tiếp tục mở thêm các khóa đào tạo giảng viên IPM tại Tây Nguyên - thủ phủ của cây công nghiệp, cây ăn quả. Đồng thời, phải triển khai áp dụng IPM một cách căn cơ, bài bản, bền vững và hiệu quả. Muốn vậy, chúng ta phải nâng cao nhận thức về IPM cho tất cả các đối tác trong từng chuỗi sản phẩm.
"Các thành phần tham gia vào chuỗi sản xuất, từ các doanh nghiệp sản xuất cung ứng vật tư đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, đến các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu nông sản... đều phải có trách nhiệm gắn kết, có cơ chế giành nguồn lực và phối hợp triển khai áp dụng chương trình IPM" - ông Doanh nói.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.