Sau mưa lũ, nhu cầu cây – con giống mới để tái thiết, khôi phục sản xuất là rất lớn. Hiện, các địa phương đang dồn sức khắc phục hậu quả bão số 13 và hậu quả của những đợt mưa lũ trước.
Vừa trở về sau chuyến khảo sát khôi phục, tái thiết sản xuất sau mưa lũ ở các tỉnh miền Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, sau mưa lũ, nhu cầu cây – con giống mới để tái thiết, khôi phục sản xuất là rất lớn bởi sau mưa lũ có đến 80.000 con lợn, 15.000 đại gia súc, 3,3 triệu con gia cầm và hàng chục nghìn hecta cây trồng bị thiệt hại do mưa lũ.
Hiện, các địa phương đang dồn sức khắc phục hậu quả bão số 13 và hậu quả của những đợt mưa lũ trước.
Theo thống kê, để khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ, các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa, 225 tấn giống ngô, 44,2 tấn hạt rau giống; cùng với đó là 560.000 liều vắc xin, 140.000 lít và 105 tấn hóa chất khử trùng.
Ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, theo thống kê sơ bộ, các địa phương bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ đang đề nghị Chính phủ hỗ trợ 6.000 tấn hạt giống lúa, 362 tấn hạt giống ngô và 55 tấn hạt giống rau.
Trong đó, tỉnh Quảng Trị đề nghị hỗ trợ 2.000 tấn hạt giống lúa, 80 tấn ngô và 15 tấn hạt giống rau; tỉnh Quảng Bình đề nghị hỗ trợ 2.000 tấn hạt giống lúa, 120 tấn hạt giống ngô, 200 tấn hạt giống lạc và 20 tấn hạt giống rau…
Bộ NNPTNT đã huy động nguồn từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân hỗ trợ cho người dân 05 tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nhất trong đợt mưa lũ vừa qua với tổng trị giá 150 tỷ đồng.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, thông qua các nguồn, Bộ NNPTNT đã hỗ trợ người dân 5 tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ 1,1 triệu con gà giống, 17.000 con vịt giống, 2.000 con ngan giống; 300 tấn thức ăn, 300 triệu đồng tiền thuốc thú y; 85.000 lít và 120 tấn hóa chất khử trùng; Bộ cũng tổ chức 23 lớp tập huấn để người dân yên tâm khôi phục sản xuất.
Ngoài ra, 26 triệu con giống tôm và 70 tấn thức ăn; 13 tấn hạt giống; 20 tấn gạo cũng được chuyển tới hỗ trợ các địa phương. Bộ NNPTNT cũng cấp phát hỗ trợ cho các địa phương khu vực miền Trung 18 tấn giống ngô, 10,8 tấn hạt rau giống; 30.000 liều vaccine, 60.000 lít và 70 tấn hóa chất khử trùng.
Chỉ sau một thời gian ngắn, Tổng cục Thủy sản cũng kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ được trên 76 triệu giống tôm thẻ chân trắng, 150 tấn thức ăn hỗn hợp nuôi tôm nước lợ, 15 tấn sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, tổng trị giá 71 tỷ đồng. Bộ đã tổ chức hỗ trợ tại Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Chăn nuôi đối mặt với dịch bệnh mới
Đại diện Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, chăn nuôi đang phải đối mặt với một dịch bệnh mới, nguy hiểm là bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò.
Từ giữa tháng 10/2020 đến nay, bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra tại 38 xã thuộc 15 huyện của các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn và Quảng Ninh. Tổng số gia súc mắc bệnh là 412 con, trong đó số chết (do chủ gia súc báo) là 34 con.
Cụ thể, tại tỉnh Lạng Sơn, từ ngày 13/10 - 17/11/2020, bệnh viêm da nổi cục xảy ra tại 19 xã của 7 huyện làm 171 con bò mắc bệnh, trong đó có 7 con bị chết. Tại tỉnh Cao Bằng, từ ngày 8/10 - 17/11/2020, bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra tại 17 xã thuộc 6 huyện làm 234 con bò mắc bệnh, 26 con chết.
Tại tỉnh Bắc Kạn, vào ngày 8/11/2020, bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi tại xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn làm 2 con bò mắc bệnh, 1 con chết. Tại tỉnh Quảng Ninh, vào ngày 4/11/2020, bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi ở phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên làm 2 con bò mắc bệnh.
Theo Cục Thú y, trên cơ sở kết quả kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm nhiều gia súc của nhiều hộ chăn nuôi tại các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Tràng Định, Văn Quan (Lạng Sơn), Hạ Lang, Hòa An và Trùng Khánh (Cao Bằng) cho thấy, khả năng dịch bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện và lây lan ở nhiều địa phương thuộc địa bàn các huyện có dịch bệnh viêm da nổi cục, không loại trừ có khả năng dịch bệnh cũng có thể đã xuất hiện ở các địa phương khác nhưng chưa được phát hiện. Nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.
Viêm da nổi cục là một bệnh mới lây từ nước ngoài vào Việt Nam do một loại virus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Virus này không gây bệnh trên người.
Trong thời gian tới, bệnh viêm da nổi cục có thể sẽ xuất hiện tại nhiều địa phương. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả là áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH). Phát hiện sớm và tiêu hủy gia súc mắc bệnh.
Người dân phấn khởi vì giá mủ cao su tăng cao
Đầu tháng 11, giá mủ cao su trên thị trường tăng vọt ở mức 13.000 - 15.000 đồng/kg mủ nước, cao nhất trong 3 năm qua. Đây là tín hiệu vui cho nông dân, doanh nghiệp trồng cao su ở nước ta.
Bình Phước - "Thủ phủ cao su" của cả nước, những ngày đầu tháng 11/2020, chưa bao giờ, người trồng cây cao su nơi đây lại vui mừng, phấn khởi như vậy, khi giá mủ cao su bật tăng lên mức 13.000 -15.000 đồng/kg mủ nước. Dù giá của "vàng trắng" chưa đạt đến đỉnh điểm như giai đoạn năm 2011-2012, nhưng cũng giúp người nông dân vơi bớt khó khăn.
Ông Nguyễn Thành, người dân trồng cao su ở thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết: "Thời điểm "vàng" của cao su cuộc sống người dân khác hơn bây giờ. Lúc đó, người dân có điều kiện mua sắm, xây nhà cửa. Giờ cao su chỉ đủ trang trải cuộc sống hàng ngày chứ không thể làm giàu như ngày xưa".
Anh Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Cao su Bình Thuận, cho hay, từ đầu tháng 11 đến nay, giá mủ cao su thành phẩm liên tục tăng, từ 23 lên 29 triệu đồng/tấn, có thời điểm tăng đến 39 triệu đồng/tấn. Đây là giá "không tưởng" của mủ cao su sau nhiều năm ì ạch dưới mức 23 triệu đồng/tấn. Với mức giá mủ cao su hiện nay thì công ty sẽ lãi cao, đời sống của cán bộ, công nhân cũng sẽ được nâng lên.
Giá cao su lên cao bất ngờ, theo các công ty kinh doanh cao su thì nguyên nhân do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đột biến. Cùng với đó, nhu cầu sử dụng cao su trong lĩnh vực y tế cũng tăng khoảng 50% so với năm 2019.
Đã có thời điểm, giá mủ cao su tăng cao, nhiều hộ gia đình tập trung khai thác, vắt kiệt sức cây để bù lại thời điểm giá cả thấp, chính vì vậy sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ, chất lượng mủ.
Ông Nguyễn Minh Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Dương khuyến cáo, người dân không nên ép cây lấy mủ; chuyển chế độ cạo từ D3 (3 ngày cạo 1 lần) sang D1 (mỗi ngày cạo 1 lần). "Chu kỳ khai thác của cây cao su rất dài. Để bảo đảm vườn cây cao su sinh trưởng, phát triển có được sản lượng nhất định thì bà con nên đầu tư chăm sóc vườn cây. Đặc biệt, tăng cường bón phân, giảm số lần cạo, chỉ cạo D2 hoặc D3, có thể kết hợp chất kích thích để tăng sản lượng".
Những năm qua, giá mủ giảm sâu nên mỗi năm đã có hàng chục ngàn ha cao su già cỗi, cao su đang cho khai thác ở Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận được thanh lý để trồng mới lại hoặc chuyển sang trồng các loại cây khác. Diện tích cao su giảm mạnh dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch với loại cây trồng này./.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…