Sáng 3/10, tại hồ Ea Súp Hạ, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk cùng với UBND huyện Ea Súp tổ chức lễ thả 19.000 cá lăng và cá thát lát giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Đắk Lắk.
Theo ông Lê Trung Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo tồn nguồn lợi thủy sản, nguồn lợi thủy sản đang đối mặt với rất nhiều thách thức, do sự khai thác không hợp lý, có tính chất tận diệt như đánh bắt cá bằng xung điện, lưới có kích thước mắt lưới nhỏ của con người đã làm suy giảm, khan hiếm nguồn lợi thủy sản, nhiều loại thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng. Do vậy, việc thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động thiết thực, góp phần bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, cải thiện môi trường, hệ sinh thái, tạo nên sự phong phú của các quần thể, đa dạng sinh học với nhiều giống loài quý hiếm, có giá trị kinh tế. Đồng thời kêu gọi người dân không khai thác các loại thủy sản trong và sau thời điểm thả cá giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản, khai thác phải đi đôi với bảo tồn và phục hồi nguồn lợi thủy sản.
Lễ thả cá ra hồ tự nhiên để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy sản tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành thả 25.000 cá giống xuống hồ Lắk, đập buôn Triết (huyện Lắk), hồ thủy điện Sêrêpốk 3 (huyện Buôn Đôn) nhằm tăng cường nguồn lợi thủy sản trong các hồ, đập đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản tại địa phương.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Đắk Lắk, với lợi thế có nhiều hồ, đập lớn, ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản của tỉnh Đắk Lắk đang đem lại hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân. 9 tháng qua, sản lượng thu hoạch thủy sản toàn tỉnh đạt 15.500 tấn, sản lượng khai thác đạt gần 1.400 tấn./.
Duy Hòa
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.