Để chiến thắng tại Đông Ghouta, chính phủ Syria không chỉ đẩy mạnh chiến dịch tấn công quy mô lớn mà còn áp dụng chiêu bài "điệu hổ ly sơn".
Việc giành quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực Đông Ghouta được xem là 1 chiến thắng lịch sử của Tổng thống Syria Bashar Al Assad. Để có được thắng lợi này, chính quyền Tổng thống Bashar Al Assad không chỉ đẩy mạnh chiến dịch tấn công quy mô lớn mà còn áp dụng rất nhiều chiêu bài khôn khéo nhằm dụ “điệu hổ ly sơn”.
Ngày 1/4, các tay súng nổi dậy đã bắt đầu rời khỏi thị trấn Douma, thành trì cuối cùng ở "điểm nóng" Đông Ghouta, gần thủ đô Damascus của Syria. Cùng ngày, truyền thông nhà nước Syria thông báo nhóm nổi dậy chính Jaish al Islam đang kiểm soát Douma đã đạt được thỏa thuận sơ tán do Nga làm trung gian. Những tin tức này xuất hiện 1 ngày sau khi quân đội Syria tuyên bố đã giải phóng hoàn toàn khu vực Đông Ghouta ở ngoại vi thủ đô Damascus.
Chiến lược chia để trị
Đông Ghouta là một khu vực có nền địa chính trị phức tạp. Do gần cửa ngõ thủ đô, nơi đây là một trong những mặt trận quan trọng nhất trong cuộc chiến tại Syria. Bên cạnh đó, Đông Ghouta cũng nằm trên tuyến đường chính kết nối Damascus với Deir ez-Zor, dẫn tới khu vực biên giới với Iraq. Nếu giành quyền kiểm soát toàn bộ Đông Ghouta, quân đội Syria sẽ mở được các tuyến đường chính, hướng tới giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực nông thôn gần Damascus. Chiến thắng này cũng giúp chính quyền tổng thống Bashar Al Assad và Nga có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các cuộc đàm phán về tương lai Syria.
Trước chiến dịch tấn công, Đông Ghouta có sự hiện diện của nhiều nhóm phiến quân, trong đó lớn nhất và mạnh nhất là nhóm nổi dậy cực đoan Jaysh al-Islam. Jaysh al-Islam cai trị Douma – thành phố lớn nhất trong khu vực. Đối thủ của nhóm này là Faylaq al-Rahman, chiếm đóng nhiều vùng ngoại ô Damascus còn phiến quân Ahrar al-Sham chỉ chiếm giữ thị trấn nhỏ Harasta. Tuy nhiên, các nhóm phiến quân này thường xung đột về lợi ích với nhau trong việc mở rộng ảnh hưởng cũng như các hoạt động buôn lậu để gia tăng lợi nhuận.
Chính phủ Syria đã nắm được điểm yếu này để xây dựng chiến thuật lâu dài. Các chỉ huy chiến trường của quân đội Syria không chỉ khôn ngoan khai thác sự liên kết chặt chẽ về kinh tế xã hội giữa Damascus với Đông Ghouta để tăng cường tiếp viện cho các đơn vị chiến đấu, mà còn kích động gây chia rẽ sâu sắc các nhóm phiến quân.
Khi phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn hồi tháng 2 vừa qua, quân đội đã đánh thẳng vào vùng đệm nằm giữa ranh giới của các nhóm phiến quân, chia Đông Ghouta thành 3 chiến địa nhỏ. Tiếp đến để tăng thêm sức mạnh cho binh sỹ và giành sự ủng hộ tuyệt đối, truyền thông Syria đã phát đi hình ảnh người dân tại các khu dân cư Mesraba, Kafr Batna và Hammouriyeh tung hô ảnh Tổng thống Syria Basha An Assad, vẫy cờ Syria, trong khi thể hiện sự bất bình trước sự cai trị của các nhóm phiến quân.
Các nhà quan sát cho biết, quân đội Syria rất khôn ngoan và “tỉnh táo” khi áp dụng chiến lược “chia để trị”, tấn công song song với hòa đàm thay vì đánh đồng thời các mục tiêu của tất cả phe nổi dậy. Trước đó hôm 18/3, nhóm phiến quân hiếu chiến Faylaq al-Rahman đã ngừng các hoạt động quân sự chống lại lực lượng vũ trang Syria. Theo hãng tin Al-Masdar, việc quân đội Syria đánh bại lực lượng Faylaq al-Rahman trong 2 thị trấn Kafr Batna và Saqba đã buộc lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến này ngồi vào bàn đàm phán.
Chiến dịch tấn công vũ báo của Syria cũng khiến nhóm phiến quân Jaysh al-Islam nhụt chí. Trung tâm Hòa giải Syria của Nga ngày 1/4 thông báo, lực lượng nổi dậy cực đoan Jaysh al-Islam đã đạt được một thỏa thuận với Nga và chính phủ Syria về việc sơ tán khỏi Đông Ghouta. Nhóm Jaysh al-Islam đã ngoan cố cầm cự ở Douma - thành phố lớn của Đông Ghouta đến tận thời điểm này và đã tìm cách đàm phán với Nga cũng như Syria để bám trụ nơi đây. Tuy nhiên, Nga và Syria đã ra tối hậu thư buộc nhóm này phải rời Đông Ghouta nếu không muốn đối mặt với chiến dịch tổng tấn công quyết liệt cuối cùng của quân đội Syria. Khiếp sợ trước đòn uy lực của quân đội Syria, Jaysh al-Islam cuối cùng đã chấp nhận ký vào thỏa thuận rút quân khỏi Douma.
Liên thủ chặt chẽ với Nga
Chiến thắng vang dội của quân đội Syria tại Đông Ghouta không thể không kể đến vai trò cố vấn và yểm trợ trên chiến trường của Nga. Nga đã triển khai rất nhiều loại vũ khí tối tân trong đó có súng cối, súng RPG-7,và súng nhiệt áp RPO-A Shmel tới trận địa này.
Song song với dùng sức mạnh quân sự để hủy diệt các nhóm phiến binh thánh chiến tại Đông Ghouta, Nga cũng ưu tiên tìm giải pháp hòa đàm nhằm để các nhóm phiến quân phải tự nguyện rút lui thay vì phải đối đầu đẫm máu. Sách lược này khiến quân đội Syria không bị hao người tốn của mà vẫn giành được lợi thế trên chiến trường.
Có thể nói, Nga luôn tìm cách thay đổi chiến lược để xoay chuyển tình thế tại Syria. Nếu trước đây trong cuộc đối đầu với khủng bố IS, Nga đã không khoan nhượng, không chấp nhận hòa đàm thì nay họ đã sẵn sàng hòa đàm để tránh đi những trận tử chiến không cần thiết. Chiến dịch giải phóng Đông Ghouta thành công một phần lớn nhờ vào sự trung gian hòa giải trong các cuộc hòa đàm của Nga với phiến quân.
Bên cạnh đó, Nga cũng phối hợp chính phủ Syria mở hành lang nhân đạo sống để sơ tán dân thường, các binh sỹ bị thương, thậm chí cả những phiến quân đã đầu hàng. Điều này vừa thể hiện tính nhân đạo trong chiến tranh, lại vừa giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Theo Trung tâm Hòa giải Syria của Nga, đã có hơn 153.000 người rời khỏi Đông Ghouta thông qua các hành lang nhân đạo, trong đó có gần 30.000 người từ Douma.
Nhờ chiến thuật và sách lược nêu trên, chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đã giành chiến thắng vang dội tại Đông Ghouta, khiến phiến quân và phe nổi dậy Syria nhận thất bại đau đớn nhất kể từ năm 2016./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…