Dư luận thế giới lo ngại Triều Tiên sẽ tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 6 nhân ngày thành lập quân đội vào ngày 25/4. Trước đó cũng đã có nhiều động thái từ CHDCND Triều Tiên cho thấy nước này sẵn sàng cho một vụ thử hạt nhân.
Sớm hay muộn, động thái chắc chắn bị các nước lên án là hành động “khiêu khích” này cũng sẽ xảy ra bởi đó là lộ trình phát triển hạt nhân mà Bình Nhưỡng không hề giấu giếm.
Kể cả khi Mỹ đã hết sự “kiên nhẫn chiến lược” như lời Phó Tổng thống Mike Pence tuyên bố trong chuyến thăm Đông Bắc Á mới đây, đối với Washington, tất cả các biện pháp ứng phó với Triều Tiên vẫn được đặt trên bàn và tấn công quân sự chỉ là giải pháp cuối cùng.
Trong khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét mọi phương án, bao gồm cả hành động quân sự, đối với Triều Tiên, vụ thử hạt nhân thứ 6 nhiều khả năng sẽ kích hoạt hàng loạt các phản ứng gay gắt hơn từ phía Mỹ và cộng đồng quốc tế.
Không thiếu phương án đối phó
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), biện pháp ứng phó đầu tiên có thể kể đến là tăng cường các lệnh trừng phạt theo ngành nghề như cắt nhập khẩu dầu vào Triều Tiên và cấm vận hoàn toàn tất cả các chuyến tàu chở than đi và đến Triều Tiên. Hiện các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc cũng đã cắt giảm đáng kể xuất nhập khẩu than của Triều Tiên nhưng vẫn có một hạn ngạch theo năm.
Biện pháp thứ hai mà CSIS đề xuất có thể gọi là “ngăn sông cấm chợ” Bình Nhưỡng, cụ thể là cấm bay toàn cầu đối với Air Koryo. Hãng hàng không quốc gia Triều Tiên này từ lâu bị cho là kênh vận chuyển tiền mặt, xa xỉ phẩm và nhiều nguyên liệu cho các hoạt động mà phương Tây coi là“bất hợp pháp” của Bình Nhưỡng.
Bên cạnh đó, CSIS cho rằng Mỹ và các đồng minh trong khu vực cần thiết kế một cơ chế can thiệp, kiểm tra các tàu của Triều Tiên ở cả những vùng nước sâu thay vì chỉ ở những cảng mà chúng ghé qua.
Các lệnh trừng phạt cũng cần phải để ý đến một kênh thu ngoại tệ quan trọng khác của Triều Tiên là bán các nông sản quý như sâm và hải sản cho các nước thành viên trong Liên Hợp Quốc.
Mạnh tay hơn nữa, CSIS cho rằng cộng đồng quốc tế cũng có thể thiết lập một lệnh cấm sử dụng lao động người Triều Tiên ở tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc bởi họ cũng đóng góp ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế bị bủa vây vì các lệnh trừng phạt và cấm vận này.
CSIS cũng khuyến nghị Mỹ đưa Triều Tiên trở lại danh sách các nước tài trợ cho khủng bố và sự thật là Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã đề cập phương án này hôm 19/4 vừa qua. Ông nêu rõ, Mỹ đang cân nhắc gia tăng áp lực đối với Triều Tiên vì chương trình hạt nhân của nước này, bao gồm cả quyết định liệu có nên đưa Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố hay không.
Triều Tiên bị Mỹ liệt vào danh sách nước tài trợ cho khủng bố năm 1987 sau vụ nổ máy bay Hàn Quốc làm 115 người chết. Tuy nhiên, vào năm 2008, Bình Nhưỡng đã được ra khỏi danh sách này để tạo điều kiện cho quá trình đàm phán phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên.
Mỹ và các đồng minh có thể mở rộng trừng phạt đối với các tổ chức và cá nhân ở các nước thứ ba (bao gồm Trung Quốc) bị cho là hỗ trợ hoạt động tái xuất hàng hóa cho Triều Tiên, rửa tiền, giúp Bình Nhưỡng phát triển chương trình hạt nhân.
Theo CSIS, Chính phủ Mỹ cũng có thể xem xét thúc đẩy việc cắt đứt các mối quan hệ ngoại giao của Triều Tiên với tư cách là một thành viên Liên Hợp Quốc, cụ thể là khuyến khích các nước Đông Nam Á và châu Âu có các biện pháp trừng phạt phái đoàn ngoại giao của Triều Tiên vì nghi ngờ họ tiến hành các hoạt động phi pháp nhân danh chính quyền.
Nhưng thiếu cách tiếp cận “sáng tạo”
Khoảng thời gian giữa các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên ngày càng rút ngắn lại, từ lần đầu hồi tháng 10/2006 đến các lần năm 2009, 2013 và 2 lần vào tháng 1 và tháng 9 năm 2016. Tỷ lệ thuận với nó là mức độ nghiêm khắc của các lệnh trừng phạt mà Mỹ và cộng đồng quốc tế áp đặt đối với nước này.
Tuy nhiên, hơn 1 thập kỷ qua, các biện pháp ứng phó này chỉ nhiều hơn và mạnh hơn chứ chưa mở ra một cách tiếp cận mới, thực sự sáng tạo trong vấn đề Triều Tiên.
Bởi có một thực tế là tất cả các biện pháp trừng phạt trên chỉ có thể được triển khai một cách hiệu quả khi có sự hợp tác của Trung Quốc.
Nhờ cậy Trung Quốc không phải là con đường duy nhất
Chính quyền của Tổng thống Trump gần đây đã úp mở rằng dấu hiệu nồng ấm trong quan hệ Mỹ-Trung qua cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một nỗ lực của Washington nhằm thuyết phục Bắc Kinh hợp tác “tháo ngòi nổ” trên bán đảo Triều Tiên.
Nhưng câu hỏi đặt ra cho Tổng thống Trump là Mỹ sẽ chờ bao lâu để được thấy Trung Quốc tạo sự thay đổi thực sự trong các lệnh trừng phạt với Triều Tiên hay Washington có thể “tự giải quyết” được vấn đề này mà không cần Trung Quốc như ông đã mạnh miệng tuyên bố gần đây dù không vạch ra kế hoạch chi tiết?
Trong một gợi ý cho ông Trump, Giáo sư Quốc tế học tại trường đại học Yonsei (Hàn Quốc), ông John Delury cho rằng chính phủ Mỹ có thể mở cánh của đối thoại trực tiếp với Triều Tiên để phong tỏa quá trình sản xuất các thanh nhiên liệu, mở đường cho thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) quay lại và đình chỉ các vụ thử tên lửa.
Đổi lại, Mỹ phải thỏa mãn được các yêu cầu của Triều Tiên là đình chỉ các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc.
Theo ông John Delury, nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẵn sàng nhận lại ít hơn, chẳng hạn như việc Mỹ chỉ điều chỉnh quy mô các cuộc tập trận này. Ông Kim Jong-un cũng có thể để ngỏ đối thoại nhằm chuyển đình hiệp định đình chiến năm 1953 trở thành một Hiệp ước hòa bình phù hợp để chấm dứt chiến tranh liên Triều.
Cách duy nhất để thăm dò tính khả thi của những phương án này là phải đặt nó lên bàn nghị sự. Trong bối cảnh cuộc tập trận Mỹ - Hàn chuẩn bị kết thúc, đây có thể là lúc thích hợp để gợi mở cách tiếp cận táo bạo này với Triều Tiên./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…