Trong một tuyên bố, Chính phủ Mỹ nêu rõ Trung Quốc đã mua 23 tỷ USD nông sản của Mỹ, hoàn thành 71% mức mục tiêu đề ra trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Đậu tương sau khi được thu hoạch từ một nông trại gần Scribner, bang Nebraska, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 23/10, Đại diện Thương mại Mỹ và Bộ Nông nghiệp nước này thông báo Trung Quốc đang đi đúng tiến độ hướng tới hoàn thành những mục tiêu chủ chốt đề ra trong thỏa thuận thương mại song phương giai đoạn 1 ký hồi đầu năm nay.
Trong một tuyên bố, Chính phủ Mỹ nêu rõ Trung Quốc đã mua 23 tỷ USD nông sản của Mỹ, hoàn thành 71% mức mục tiêu đề ra trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Doanh số ngô ở Mỹ đã đạt mức kỷ lục 8,7 triệu tấn, doanh số đậu tương giao năm 2021 tăng gấp đôi so với năm 2017, xuất khẩu thịt lợn đạt mức cao kỷ lục trong 5 tháng đầu năm nay và doanh số thịt bò tính đến tháng 8 vừa qua cũng tăng gấp 3 so với năm 2017.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết kể từ khi thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung có hiệu lực vào tháng 2/2020, mối quan hệ thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Mỹ và Trung Quốc đã cải thiện đáng kể và điều này sẽ có lợi cho nông dân Mỹ trong những năm tới.
Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 hồi tháng Một vừa qua, chấm dứt căng thẳng thương mại kéo dài gần 2 năm giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Trung Quốc cam kết mua thêm lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD từ Mỹ trong 2 năm tới.
Cụ thể, Trung Quốc sẽ mua thêm 32 tỷ USD các mặt hàng nông nghiệp, bao gồm thịt bò, đậu nành và hải sản, 52,4 tỷ USD sản phẩm năng lượng, bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), dầu thô và than đá, 37,9 tỷ USD hàng hóa dịch vụ và 77,7 tỷ USD hàng hóa công nghiệp./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…