Bộ Nông nghiệp Đức ngày 10/9 cho biết các nhà khoa học đã phát hiện mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi trên một con lợn rừng chết ở bang Brandenburg, miền Đông Đức.
Một quầy bán thịt lợn tại chợ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trung Quốc ngày 12/9 thông báo nước này đã ngừng nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn từ Đức sau khi quốc gia châu Âu này xác nhận trường hợp nhiễm dịch tả lợn châu Phi (ASF) đầu tiên.
Đức là nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất châu Âu và gần đây xuất khẩu thịt lợn Đức sang Trung Quốc gia tăng sau khi nước này hứng chịu dịch bệnh ASF bùng phát.
Bộ Nông nghiệp Đức ngày 10/9 cho biết các nhà khoa học đã phát hiện mầm bệnh ASF trên một con lợn rừng chết ở bang Brandenburg, miền Đông Đức.
Các nhà chức trách nghi ngờ dịch bệnh này đến từ nước láng giềng Ba Lan sau khi một loạt trường hợp nhiễm ASF được phát hiện tại đó hồi năm ngoái.
Phản ứng trước thông tin này, một tuyên bố chung từ Cơ quan hải quan và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ cấm nhập khẩu tất cả sản phẩm từ lợn và sẽ trả lại hoặc tiêu hủy bất kỳ sản phẩm nào đã được xuất xưởng.
Các nhà chức trách Trung Quốc đang tìm kiếm biện pháp ngăn chặn dịch bệnh này bằng một loại vắcxin đang được thử nghiệm.
Năm 2019, Trung Quốc cũng đã hứng chịu một đợt bùng phát dịch bệnh tương tự, khiến hàng triệu con lợn bị tiêu huỷ để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Giá thịt lợn đã tăng hơn gấp đôi trong năm 2019 do dịch bệnh này. Kéo theo đó, giá trứng và các loại thịt khác cũng bị đẩy lên cao khi người tiêu dùng chuyển sang các nguồn protein khác.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…