Đình làng Đồng Kỵ, Di tích Lịch sử Quốc gia trên 300 năm tuổi, đã được Bộ Văn hoá cho phép trùng tu, do có nhiều hạng mục đã xuống cấp.
Ông Nguyễn Văn Tý, Phó trưởng Ban Quản lý Di tích Đình, chùa Đồng Kỵ, cho biết, Đình làng Đồng Kỵ rộng trên 1.000m2, nằm trong quần thể di tích đình, đền, chùa Đồng Kỵ 9.000m2. Đình gồm 2 dãy: 1 dãy tiền tế, 1 dãy hậu cung, và 1 đình con gác chuông. Đình con gác chuông có tuổi đời khoảng 300 năm trở về trước; Đình lớn khoảng 300 năm trở về sau.
Ông Tý (Phải) cùng thợ kiểm tra phần cột chuẩn bị trùng tu đình Đồng Kỵ
Theo đó, Đình đã được trùng tu lần thứ nhất cách đây 98 năm (do các tốp thợ đã khắc ngày trùng tu vào cột). Khởi đầu, Đình chủ yếu được làm bằng gỗ xoan ta, khi trùng tu, có thay một số cột và phụ kiện bằng gỗ lim.
Năm 2018, do Đình đã quá xuống cấp, Ban quản lý Đình chùa Đồng Kỵ đã đề nghị Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch cho phép trùng tu. Sau khi có giấy phép, tháng 5/2019, các tốp thợ đã bắt đầu “hạ giải”, tháo dỡ từng bộ phận để tu sửa hoặc thay mới.
Được biết, khi xưa, Đình chủ yếu được làm bằng gỗ xoan ta, mít. Gỗ được ngâm kỹ 3 năm dưới ao, sau đó mới vớt lên làm đình chùa. Hiện, sau 300 năm cột vẫn chắc chắn, song, các cụ vẫn quyết định thay toàn bộ bằng gỗ lim.
Theo đó, đợt trùng tu lần 2, vẫn giữ nguyên hiện trạng những đường nét cổ, theo yêu cầu của Bộ Văn hoá. Song, những cột đình trước kia bằng gỗ xoan, mít, nay thay mới bằng 38 cột gỗ lim. Đồng thời, giữ nguyên 6 cột lim cũ đã rỗng chân, sẽ khoét sâu phần rỗng, đóng lõi gỗ lim mới vào.
Khoét sạch phần ruột rỗng, chuẩn bị nêm lõi gỗ lim mới
Ngoài ra, những con chồng, kẻ chuyền, rui hoành…, trước đây làm bằng gỗ xoan ta, mít, được thay hoàn toàn bằng gỗ lim. Đặc biệt, thay toàn bộ dầm, sàn đình, trước đây bằng nhiều loại gỗ không đồng đều, kích thước nhỏ, ván mỏng. Nay thay bằng gỗ lim, rộng 4,5 cm, dày 3,5cm chắc chắn và đẹp hơn.
Về phần mái, vẫn giữ nguyên kích thước, hình dáng ngói lợp mái âm dương cũ, hiện, đã được đặt hàng trước ở Hương Canh (Vĩnh Phúc), địa phương nổi tiếng trong cả nước về sản xuất gạch ngói theo kiểu cổ.
“Phần gỗ trùng tu Đình Đồng Kỵ, chủ yếu nhập khẩu gỗ lim Lào, giá hiện tại, trên 40 triệu đồng/m3. Ngân sách do nhân dân Đồng Kỵ tự nguyện đóng góp, và nguồn xã hội hoá, dự tính khoảng 25 tỷ đồng; trong khi đó Bộ Văn hoá dự tính hết 42 tỷ đồng. Ban trùng tu gồm 50 người, do các dòng họ trong phường cử người ra giúp sức, hỗ trợ”, ông Tý chia sẻ.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.