Hội nghị thượng đỉnh nhóm bốn nước Trung Âu (hay còn gọi là nhóm Visegrad) vừa ra Tuyên bố chung về cuộc khủng hoảng di cư và trưng cầu dân ý ở Anh.
Ngày 8/6, tại thủ đô Praha (Cộng hòa Séc), Hội nghị thượng đỉnh nhóm bốn nước Trung Âu (hay còn gọi là nhóm Visegrad) bao gồm CH Séc, Ba Lan, Hungary và Slovakia đã ra tuyên bố chung kêu gọi châu Âu cần có giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng người di cư hiện nay, đồng thời bày tỏ mong muốn người dân Anh sẽ lựa chọn nước Anh ở lại Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu ý dân sắp tới.
Trong tuyên bố chung, lãnh đạo nhóm các nước Trung Âu cho rằng cuộc khủng hoảng người di cư vào châu Âu hiện nay đang là một thách thức lớn của cả khu vực và những nỗ lực giải quyết đến nay vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn. Vì vậy, nhóm các nước Trung Âu kêu gọi cần có một giải pháp chung và chặt chẽ ở cấp độ châu Âu, tập trung vào các nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng này, trong đó nhấn mạnh tới sự cần thiết phải chấm dứt xung đột ở Syria và bình ổn tình hình tại Libya.
Điều quan trọng hiện nay, theo các nhà lãnh đạo nhóm, đó là tăng cường bảo vệ biên giới ngoại biên của Liên minh châu Âu (EU), quản lý hoạt động các điểm nóng bên ngoài EU có hiệu quả, và thực hiện đẩy đủ hiệp định trao trả người di cư giữa EU và TNK.
Nhóm Visegrad kêu gọi Ủy ban châu Âu và các nước thành viên cải cách quy chế xin tị nạn Dublin theo hướng cân bằng và thực tế hơn, bởi theo họ cơ chế phân bổ hạn ngạch người di cư hiện nay không chứng minh được tính khả thi của nó trên thực tế. Họ cho rằng việc duy trì cơ chế mang tính áp đặt này chỉ làm thúc đẩy thêm làn sóng di cư, và gây chia rẽ thêm nội bộ khối. Để thể hiện tình đoàn kết của mình, các nước Visegrad tuyên bố luôn sẵn sàng hỗ trợ cho các nước thành viên bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng này.
Liên quan tới cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức tại Anh vào cuối tháng này, các nhà lãnh đạo nhóm Visegrad bày tỏ mong muốn Anh sẽ ở lại Liên minh châu Âu. Họ cho rằng Anh luôn là một thành viên rất quan trọng của Liên minh châu Âu, nhưng nếu cuộc trưng cầu dân ý này dẫn tới một kết quả tiêu cực, đó sẽ là một tổn thất to lớn không chỉ đối với nước Anh mà cả EU nói chung. Tuy nhiên họ cũng khẳng định tôn trọng sự lựa chọn của người dân Anh.
Tại cuộc họp này, thủ tướng nhóm bốn nước Visegrad cũng nói rằng họ mong chờ những quyết định quan trọng sẽ được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Khối Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO sẽ được tổ chức tại thủ đô Warsaw của Ba Lan vào tháng tới. Trong đó, họ ủng hộ sự có mặt của các lực lượng khối này tại lãnh thổ các nước Trung và Đông Âu nhằm đối phó với các thách thức và mối đe dọa có thể có từ nhiều hướng.
Tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad lần này, CH Séc tuyên bố kết thúc vai trò là chủ tịch luân phiên của nhóm trong một năm qua. Ba Lan sẽ chính thức đảm nhận vai trò này kể từ ngày 1/7 tới./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…